Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 23:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Đẩy mạnh số hóa, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Thứ tư, 13/09/2023 15:09

TMO - Hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Các cơ quan chức năng tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu.

Sở Công Thương Lào Cai cho biết, tổng giá trị xuất - nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu Lào Cai trong 8 tháng năm 2023 đạt hơn 1,3 tỷ USD, giảm 9,78% so với cùng kỳ 2022 và bằng 26,06% kế hoạch năm. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt trên 575 triệu USD, giảm 9,81% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 26,77% kế hoạch năm; giá trị nhập khẩu đạt trên 331 triệu USD, giảm 14,08% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 38,09% kế hoạch năm; các loại hình khác đạt 396,18 triệu USD, giảm 5,78% so với cùng kỳ 2022 và bằng 20,01% kế hoạch năm.

Hàng hóa xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành chủ yếu vẫn là các mặt hàng truyền thống như gỗ ván bóc, sắn khô, hoa quả cây tươi (thanh long, chôm chôm, chuối tươi, sầu riêng). Hàng nhập khẩu chủ yếu là than cốc, phân bón, rau củ quả, cây cảnh, hóa chất, thiết bị. Tại Cửa khẩu Quốc tế Ga đường sắt, hàng hóa thông quan chủ yếu là lưu huỳnh quá cảnh và phân bón nhập khẩu. Hoạt động thông quan duy trì với 4 - 6 chuyến tàu xuất nhập khẩu/ngày.

Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã triển khai ứng dụng số tại Cửa khẩu đường bộ Kim Thành, đẩy mạnh số hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu. 

Nhằm rút ngắn thời gian, chi phí thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa, cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã triển khai ứng dụng số tại Cửa khẩu đường bộ Kim Thành. Theo đó, từ ngày 21/8/2023, triển khai áp dụng Nền tảng Cửa khẩu số trong giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Các tổ chức, cá nhân sẽ thực hiện khai báo trên hệ thống: https://cuakhauso.laocai.gov.vn để được giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu.

Cửa khẩu số tại Lào Cai đi vào hoạt động góp phần đảm bảo tính công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao năng lực quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước; tạo kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Việc ứng dụng các công nghệ mới nhằm tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh chóng, chia sẻ thông tin giữa các lực lượng quản lý nhà nước trong quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đồng thời nền tảng giúp doanh nghiệp làm thủ tục, tra cứu, theo dõi từ xa, nắm bắt được thủ tục hành chính của doanh nghiệp đang ở công đoạn nào, vướng mắc ở đâu.

Đến nay, Lào Cai là tỉnh thứ 2 trong cả nước áp dụng nền tảng cửa khẩu số (sau Lạng Sơn). Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai cho biết, đối với các cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai, thay vì việc đến từng bộ phận như trước đây, thì hiện nay chỉ phải qua Trung tâm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại cửa khẩu để nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, sẽ chống vượt tuyến trong toàn bộ các hoạt động của cửa khẩu, hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động của con người, các dữ liệu được công khai, chia sẻ với các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, giúp ngăn ngừa các tiêu cực phát sinh và sự minh bạch hóa luôn được đáp ứng; thuế, phí sẽ được thu đúng, thu đủ, không thất thoát nguồn thu của ngân sách Nhà nước.

Để thu hút thêm doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lào Cai đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan và kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Đặc biệt, bố trí lực lượng để giải quyết thủ tục hải quan cho doanh nghiệp trong các ngày nghỉ, ngày lễ, tết để đảm bảo thông quan hàng hóa thuận lợi. Nhằm đảm bảo các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai cùng các lực lượng đã rà soát thủ tục, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu được thông thoáng thuận lợi nhất và các điều kiện hạ tầng kho bãi tiếp tục được đầu tư nâng cấp mở rộng.

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã bố trí 3 kho bãi tập kết hàng và khoảng 5 ha làm khu vực bãi đỗ xe cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã đưa Trung tâm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại Cửa khẩu Kim Thành vào hoạt động đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai.

Lào Cai đặt mục tiêu giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn đạt 5 tỷ USD trong năm 2023, tăng hơn gấp đôi so với năm 2022; tạo tiền tề vững chắc cho việc hoàn thành mục tiêu giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 10 tỷ USD vào năm 2025 và 15 tỷ vào năm 2030. Theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xuất - nhập khẩu của Lào Cai đến năm 2030, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành địa phương phát triển nhanh, bền vững và toàn diện trên các trụ cột về kinh tế, xã hội, môi trường, đảm bảo quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên thu hút đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Lấy phát triển kinh tế cửa khẩu, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, nông nghiệp hàng hóa là động lực; trở thành cực tăng trưởng và trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc.

Bên cạnh đó, xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trở thành một trung tâm logistics quan trọng, là trung tâm giao thương kết nối giữa Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường vùng Tây Nam Trung Quốc, châu Âu. Kết nối liên hoàn với cao tốc Hà Nội - Lào Cai, tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, tuyến đường thủy biên giới trên sông Hồng và Cảng Hàng không Sa Pa để là động lực tăng trưởng và lực đẩy phát triển… Đồng thời, triển khai nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xuất - nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

 

 

M. Phương

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline