Hotline: 0941068156

Thứ năm, 26/12/2024 17:12

Tin nóng

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

Thứ năm, 26/12/2024

Đẩy mạnh quản lý chăn nuôi qua nền tảng số

Thứ bảy, 30/11/2024 06:11

TMO - Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã dành nhiều sự quan tâm đến các giải pháp chuyển đổi số. Các công nghệ mới như IoT, Big Data, AI,…đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Đáng chú ý, việc theo dõi, giám sát các cơ sở chăn nuôi trên nền tảng số tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp, trang trại, chủ cơ sở và các nhà quản lý…

Thông tin từ Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) trong 10 năm qua, tăng trưởng ngành chăn nuôi luôn duy trì tốc độ 5 - 7%/năm, sản lượng thịt các loại tăng 1,8 lần, từ 4 triệu tấn lên hơn 7,9 triệu tấn; trứng tăng 3 lần, từ gần 6,4 tỷ quả lên 19,2 tỷ quả; sữa tươi tăng 3,9 lần, từ 0,3 triệu tấn lên 1,2 triệu tấn.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng tháng 10/2024 chăn nuôi trâu, bò trong tháng có xu hướng giảm, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Tính đến cuối tháng 10/2024, tổng đàn trâu giảm 3,4% so với cùng thời điểm năm 2023; tổng đàn bò giảm 0,5%; tổng đàn lợn tăng 2,4%; tổng đàn gia cầm tăng 2,6%.

Ngành chăn nuôi là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế Việt Nam, với nhiều tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên đang đặt ra những áp lực ngày càng lớn lên mô hình chăn nuôi truyền thống.

Trước nhu cầu thực tiễn, nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã phát triển các nền tảng số giúp giải quyết được bài toán về dữ liệu và quản trị cho các mô hình nông nghiệp này. Để thúc đẩy, khuyến khích người dân ứng dụng công nghệ, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã liên tục có các lớp, hội thảo phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi.

Việc thúc đẩy số hóa trong ngành chăn nuôi ở nước ta đã được quan tâm hơn với những hành động thực tiễn hơn. Chăn nuôi Việt Nam đang có những thay đổi đột phá. Đây là hướng đi đúng đắn bởi không chỉ góp phần khai thác được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, mà còn giúp người chăn nuôi chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, áp dụng khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường tự nhiên.

Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao hiện nay được người dân quan tâm nhiều hơn. (Ảnh minh hoạ). 

Lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, chăn nuôi Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ từ lượng sang chất, từ nông hộ quy mô nhỏ sang công nghiệp, quy mô lớn, bảo đảm an toàn sinh học.

Đây là hướng đi đúng đắn, bởi nó không chỉ góp phần khai thác được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, mà còn giúp người chăn nuôi chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, áp dụng khoa học, kỹ thuật, hạn chế ô nhiễm môi trường. Thay vì sử dụng các giải pháp truyền thống để quản lý trang trại, nhiều năm gần đây, các chủ trang trại đã bắt đầu ứng dụng công nghệ cao bằng việc đưa các thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến, bao gồm máy móc, thiết bị, giải pháp, phần mềm hiện đại, dẫn đến hiệu quả quản lý, tăng năng suất và chất lượng được nâng cao.

Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại đã góp phần thay đổi nhanh chóng ngành Nông nghiệp Việt Nam nói chung, lĩnh vực chăn nuôi nói riêng. Internet, trí tuệ nhân tạo, blockchain... đang dần đơn giản hóa và hợp lý hóa việc thu thập, các khâu kiểm tra, phân phối tổng thể, giúp cải thiện hiệu quả, năng suất sản xuất.

Thời gian gần đây, một số địa phương và doanh nghiệp ở nước ta cũng đã có nhiều hoạt động thúc đẩy "số hóa" trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, đại diện một số doanh nghiệp hoạt động  đã đưa ra các giải pháp chuyển đổi số thông minh trong chăn nuôi. Theo đó, áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp tăng hiệu suất sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường sức khỏe và sinh sản của đàn vật nuôi.

Đồng thời, quản lý dễ dàng hơn khi theo dõi sức khỏe, cân nặng, tuổi tác của từng con vật một cách chính xác và thuận tiện. Cùng với đó, hỗ trợ xác định cá thể một cách chính xác, giúp quản lý thông tin và phân biệt giữa các con vật trong đàn; tăng tính tiện lợi và chính xác khi giảm thiểu sai sót trong việc ghi nhận thông tin về vật nuôi, hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, cùng với việc ứng dụng số hóa, các cơ sở sản xuất chăn nuôi nên sử dụng dược liệu để thay thế cho thuốc kháng sinh.

Đây là một giải pháp mang tính đột phá, vừa giúp tăng cường sức đề kháng của vật nuôi một cách tự nhiên, vừa giúp bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Qua đó, giúp phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng sinh học, tuần hoàn, phù hợp với xu thế chăn nuôi hiện đại. Việc sử dụng dược liệu thay thế kháng sinh cho sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm, có lợi cho người tiêu dùng, nâng cao tầm vóc, thể chất và trí tuệ cho người Việt.

Giảm kháng sinh, tăng đề kháng cho vật nuôi là cách để gia tăng chất lượng, an toàn thực phẩm trên vật nuôi. (Ảnh minh hoạ). 

Bên cạnh những thuận lợi, hiện nay, ngành chăn nuôi Việt Nam đang phải liên tục đối mặt với những thách thức lớn, như dịch bệnh gia tăng; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu; chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế; thức ăn chăn nuôi còn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu;… Do đó, việc chuyển đổi số, kinh tế số, kỷ nguyên số là xu thế toàn cầu không thể đảo ngược. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các cơ sở chăn nuôi, trang trại…cũng phải coi đó là xu thế tất yếu, là một cơ hội để tăng tính cạnh tranh, phát triển đột phá và mang lại hiệu quả cao.

Việc quản lý trang trại chăn nuôi quy mô lớn không hề đơn giản. Nếu quản lý tốt sẽ mang lại năng suất, chất lượng sản phẩm cao, lợi nhuận lớn. Trái lại, nếu quản lý không đúng cách sẽ dẫn đến rủi ro về tài chính, thua lỗ do mất kiểm soát. Thay vì sử dụng các giải pháp truyền thống để quản lý trang trại, nhiều năm gần đây các chủ trang trại đã bắt đầu ứng dụng côngnghệ cao bằng việc đưa các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến bao gồm máy móc, thiết bị, giải pháp, phần mềm hiện đại dẫn đến hiệu quả quản lý, tăng năng suất và chất lượng được nâng cao.

Theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nông nghiệp được xác định là một trong 8 ngành ưu tiên chuyển đổi số. Trong đó có chuyển đổi số trồng trọt, chăn nuôi,truy xuất nguồn gốc, kiểm tra thời gian canh tác... Dịch COVID-19 đã thúc đẩy quá trình "số hóa" do người tiêu dùng phải thay đổi thói quen và sử dụng thương mại điện tử. Từ đó, nông dân phải đưa hàng hóa lên sàn và tham gia số hóa sản phẩm.

Việc số hóa, chuyển đổi số trong hoạt động chăn nuôi đã góp phần quan trọng trong công tác thống kê ngành giúp người dân, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng trong hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh và cân đối cung cầu sản phẩm chăn nuôi là vấn đề cần được chú trọng trong giai đoạn hiện nay.

 

 

Thu Hương

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline