Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 22:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng trong phát triển du lịch bền vững

Thứ hai, 18/07/2022 13:07

TMO - Phát huy tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, tỉnh An Giang đang đầu tư hạ tầng, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ và kêu gọi đầu tư, tạo động lực để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tỉnh An Giang hiện 2.500 km đường thủy, đặc biệt những sông lớn bao quanh các cù lao, bên cạnh có những kênh rạch nổi tiếng như: Vĩnh Tế, Thoại Ngọc Hầu và các kênh T4, T5, T6... đã tạo điều kiện cho du lịch sinh thái tại địa phương này phát triển. 

An Giang có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng được xếp hạng, trong đó, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) cùng Khu di tích Khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Tỉnh An Giang đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại vùng đất ngập nước rừng tràm Trà Sư 

Bên cạnh đó, Khu du lịch quốc gia Núi Sam, điểm du lịch quốc gia cù lao Ông Hổ, quần thể Núi Cấm thuộc dãy Thất Sơn hùng vĩ, khu bảo tồn và phát triển bền vững cảnh quan rừng tràm Trà Sư... là những địa danh thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Đặc biệt, tỉnh An Giang còn có nhiều về lễ hội phong phú gắn với cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ như dân tộc Kinh, người Khmer, người Chăm, người Hoa... Mỗi dân tộc đều có những nét sinh hoạt văn hóa, lễ hội riêng của mình đã tạo nên sự phong phú về lễ hội tại tỉnh An Giang.

Theo kế hoạch phát triển du lịch, tỉnh An Giang sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng địa bàn. Ưu tiên phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái; đồng thời, phát triển các loại hình du lịch mới trên cơ sở khai thác tài nguyên và gắn kết các sản phẩm liên ngành, hình thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu mua sắm tạo giá trị gia tăng cho ngành du lịch như du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực,…

Bên cạnh đó, đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch như: Phát triển loại hình du lịch gắn với hệ sinh thái sông, núi, rừng và đồng quê; các sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa của cộng đồng bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer; du lịch gắn thể thao truyền thống và hiện đại, như: Tour tham quan lễ hội văn hóa truyền thống tại Búng Bình Thiên, hội đua bò Bảy Núi được tổ chức luân phiên hàng năm tại Tịnh Biên, Tri Tôn; du lịch gắn với ẩm thực và mua sắm đặc sản; du lịch nghỉ dưỡng, khám phá vùng Thất Sơn…

Tỉnh An Giang chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng trong phát triển du lịch 

Đồng thời, thực hiện chương trình phát triển du lịch gắn với nông nghiệp để tạo ra sản phẩm du lịch mới. Tăng chất lượng loại hình du lịch gắn với lễ hội văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (TP. Châu Đốc); lễ Đôn-ta, lễ Chôl-chhnăm-thmây của dân tộc Khmer…

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh, tạo bước đột phá phát triển toàn diện... tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch số 442/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang năm 2022, hướng tới mục tiêu đón 4,6 triệu lượt khách đến các khu, điểm du lịch, trong đó, lượt khách lưu trú của các khách sạn đạt chuẩn và nhà nghỉ, nhà trọ ước đạt 500.000 lượt, 1.500 lượt khách quốc tế, doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 3.000 tỷ đồng. 

Theo đó, UBND tỉnh triển khai thực hiện các dự án hạ tầng giao thông liên kết vùng và liên kết các huyện, thị xã, thành phố để phát triển kinh tế xã hội, trong đó có phát triển du lịch.

Cụ thể, triển khai thực hiện các dự án công trình giao thông trọng điểm do trung ương đầu tư: Dự án tuyến tránh thành phố Long Xuyên; Nâng cấp tải trọng 4 cầu yếu trên tuyến Quốc lộ 91 đoạn đi qua tỉnh An Giang; Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng… 

Đồng thời triển khai các dự án nạo vét thông luồng đường thủy: Dự án nạo vét thông luồng sông Cái Vừng (giai đoạn kéo dài), thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang và huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; Dự án nạo vét luồng đảm bảo giao thông trên sông Hậu đoạn từ đuôi Cồn Cóc lên bến đò Chợ Mới xã Phước Hưng.

Dự kiến triển khai 02 dự án năm 2022: Dự án nạo vét thông luồng đường thủy nội địa, kết hợp thu hồi sản phẩm nhánh sông Tiền (rạch Cù Lao Giêng), thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; Nạo vét duy tu, đảm bảo giao thông thủy, kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Hậu (đoạn từ bến đò Chợ Mới đến bến đò qua Đồn Biên phòng Đồng Đức), thuộc địa phận huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Bên cạnh đó, An Giang cũng đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và mời gọi đầu tư, như: tiếp tục rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hàng năm, bố trí nguồn vốn phát triển hạ tầng du lịch; tổ chức triển khai, hướng dẫn các tổ chức các cá nhân có liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch tỉnh An Giang; hỗ trợ các nhà đầu tư về thủ tục hành chính, tháo gỡ các khó khăn về cơ chế chính sách để đưa các dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư đi vào hoạt động.

Tăng cường áp dụng các công nghệ, giải pháp công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành du lịch để tăng cường tương tác, trải nghiệm, khám phá của du khách. Vận hành thử nghiệm hệ thống du lịch thông minh; đẩy mạnh ứng dụng thực tế ảo vào quảng bá di tích, danh lam thắng cảnh An Giang.

Ngành du lịch tỉnh trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng vượt trội 

Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành du lịch An Giang đón lượng khách cao "kỷ lục" với khoảng 5,2 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, tăng 60% so với cùng kỳ 2021, đạt 113% so với kế hoạch năm 2022. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 2.900 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước và đạt 97% so với kế hoạch cả năm.

Thời gian tới, ngành Du lịch tỉnh An Giang tiếp tục triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực năm 2022; triển khai các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch; đăng cai tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL năm 2022.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh hoạt động theo đúng quy định. Tổ chức các hoạt động du lịch trong chuỗi hoạt động Tuần văn hóa, Thể thao và du lịch nhân kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832 - 2022)...

 

 

Thu Hồng 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline