Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 15:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu

Chủ nhật, 01/12/2024 06:12

TMO - Là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, để ứng phó với điều kiện thời tiết có nhiều thay đổi, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Kon Tum đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp ổn định đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Kon Tum những năm gần đây diễn biến phức tạp. Trong đó, hạn hán liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. Do đó, bên cạnh công tác dự báo, hướng dẫn thích ứng với khô hạn, ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã ưu tiên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang loại cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thông tin từ Đại diện Phòng Môi trường (Sở TN&MT Kon Tum), nhiều năm trở lại đây, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng, thiệt hại khá nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, từ năm 2020 - 2023 biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã khiến hơn 1.000ha cây trồng bị hạn hán; 1.641 giếng nước cạn trơ đáy; 4 công trình nước sinh hoạt bị khô hạ; 2.094 hộ dân bị ảnh hưởng. Biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng gây nên tình trạng về mưa lũ khiến 10 người bị chết; 2.496 nhà ở bị ảnh hưởng thiệt hại; 41 điểm trường và 21 phòng học bị sập đổ, hư hỏng…

Bên cạnh đó, mưa lũ cũng làm gần 4.178ha diện tích canh tác bị ảnh hưởng; 270 con gia súc và 7.404 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; hơn 46ha ao nuôi cá bị ngập, gần 53ha ao hồ bị xói lở; 79 cầu, cống, ngầm và hạng mục công trình thủy lợi bị hư hỏng, bồi lấp, xói lở; 37 công trình cấp nước sinh hoạt bị hư hỏng và nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở, gây ách tắt giao thông.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã khiến Kon Tum bị thiệt hại hơn 1.279 tỷ đồng. Trước những biến đổi mang tính cực đoan của thời tiết, tỉnh Kon Tum đã bố trí đối ứng hơn 131 tỷ đồng nguồn ngân sách địa phương để thực hiện dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Khi dự án hoàn thành sẽ đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 2.000ha lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp; cung cấp nước sinh hoạt cho 15.000 nhân khẩu xã Đăk Ruồng, Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) và 20.000 nhân khẩu xã Đăk Blà (TP. Kon Tum). Bên cạnh đó, dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu, vốn vay ADB sẽ sửa chữa, nâng cấp một số hệ thống thủy lợi trên địa bàn các huyện Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Hà và Kon Rẫy.

Dự án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước nhằm đảm bảo ổn định cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ tưới khoảng 1.448ha cây trồng. Ngoài ra, các sở, ban, ngành cũng tích cực triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai cấp bách như: Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đảm bảo an toàn đập thủy lợi, hồ chứa nước, kè chống sạt lở bờ sông, dự án bố trí, sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn. Để góp phần vào sự phục hồi, phát triển của hệ sinh thái rừng, giảm khí thải nhà kính trên địa  bàn tỉnh, công tác trồng rừng cũng được chú trọng.

Người dân tỉnh Kon Tum đã sử dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm để bảo vệ cây trồng trong cao điểm khô hạn. (Ảnh minh hoạ). 

Trong năm 2022, các đơn vị, địa phương đã trồng được hơn 5.425ha rừng (trồng mới gần 5.261ha, trồng lại rừng sau khai thác gần 165ha) và 586.795 cây phân tán. Các đơn vị chủ rừng đã thực hiện chăm sóc hơn 5.377ha rừng và khoanh nuôi tái sinh gần 1.175ha.

Chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng ngày càng được gia tăng, tích lũy cacbon và dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Về lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Kon Tum đã xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu như giống chịu hạn, chịu lạnh. Triển khai thực hiện đề án chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây hàng năm trên đất trồng lúa thiếu nước tưới.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã góp phần giải quyết việc làm, tăng  thu nhập cho người dân trong điều kiện thiếu nước không thể tổ chức sản xuất lúa truyền thống. Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Công văn số 4131/UBND-NNTN ngày 17/11/2024 về việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, yêu cầu UBND các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 171-KH/TU ngày 02/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum theo thẩm quyền, quy định; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học...

Tích cực hưởng ứng, tham gia ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; xây dựng lối sống thân thiện với môi trường sinh thái, chấp hành tốt các chính sách, pháp luật có liên quan; kịp thời phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả, khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích, sáng kiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Rà soát, xây dựng và lồng ghép các định hướng về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng Báo cáo chính trị trình đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống thiên tai; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Xây dựng Chiến lược tổng thể của tỉnh về phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung, xây dựng các cơ chế, chính sách theo thẩm quyền của tỉnh theo quy định pháp luật, tạo thuận lợi để khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, người dân thực hiện các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu…/.

 

Lê Quân

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline