Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 27/12/2024 06:12

Tin nóng

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 27/12/2024

Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ rừng

Thứ năm, 26/12/2024 06:12

TMO - Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, công tác bảo vệ tài nguyên rừng của tỉnh Trà Vinh đã có những chuyển biến rõ nét. Việc ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua các phần mềm, ứng dụng hiện đại đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng Kiểm lâm.

Hiện nay, tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là hơn 9.620ha, chủ yếu là rừng ngập mặn 8.928ha, chiếm 92,80%. Trong đó, rừng phòng hộ, rừng xung yếu ven cửa sông, cửa biển, bãi bồi hơn 5.500ha, còn lại là rừng sản xuất.

Thực tiễn cho thấy, việc ứng dụng công nghệ vào công tác bảo vệ rừng đã và đang hỗ trợ tích cực cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh  thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Qua đó, không chỉ góp phần ngăn chặn những biến động xấu xâm hại đến tài nguyên rừng, nhất là các vụ cháy rừng, phá rừng trái pháp luật mà còn góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm lâm trong tình hình mới. Theo chia sẻ của cán bộ Kiểm lâm Trà Vinh, trước đây để nhận bàn giao rừng giữa người tiền nhiệm với người đến sau phải mất cả tháng tuần tra, so sánh thực địa và trên bản đồ. Bây giờ công việc dễ hơn rất nhiều vì có ứng dụng phần mềm kết nối giữa bản đồ số và định vị GPS để quản lý ranh giới, diện tích, hiện trạng lô khoảnh rừng trên smartphone.

Bên cạnh đó, công tác quản lý rừng từng bước được ngành Kiểm lâm và Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện chuyển đổi số qua ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để định vị trong hoạt động giám sát, quản lý, đo đạc…

Thông tin từ đại diện Phòng Kỹ thuật - Quản lý bảo vệ rừng (Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Trà Vinh), ngay từ năm 2017, đơn vị bắt đầu đưa chuyển đổi số vào lĩnh vực quản lý rừng (chủ yếu rừng phòng hộ do đơn vị quản lý) như số hóa bản đồ; xây dựng cơ sở dữ liệu liên kết với bản đồ địa thám của quốc gia về rừng…

Qua đó, giúp viên chức của phòng Kỹ thuật khi đến thực địa rừng sẽ xác định vị trí, sơ đồ rừng trên bản đồ số (thay thế cho bản đồ giấy trước đây), để tra cứu nhanh về các vuông rừng được giao khoán cho chủ rừng bảo vệ, chăm sóc. Song song với việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý rừng tại đơn vị; Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh còn từng bước nhân rộng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo vệ rừng đến với các hộ nhận giao khoán, bảo vệ rừng tại ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang.

Mô hình được triển khai trong năm 2024, với 16 hộ tham gia, diện tích rừng được giao khoán bảo vệ khoảng 200ha. Đại diện Phòng Kỹ thuật - Quản lý bảo vệ rừng cho biết, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuần tra, quản lý rừng qua thiết bị điện thoại thông minh của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng được cài đặt phầm mềm chuyên ngành hỗ trợ công tác tuần tra, quản lý rừng.

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp công tác quản lý, bảo vệ rừng tại tỉnh Trà Vinh hiệu quả hơn. (Ảnh minh hoạ: BPT). 

Từ đó, các thành viên Tổ Quản lý bảo vệ rừng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng trao đổi thông tin hai chiều về các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, kịp thời thông tin, nhanh chóng các vấn đề phát sinh như: các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, cháy rừng,… góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật trong lâm nghiệp, kiểm soát tốt nguy cơ cháy rừng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rừng, không chỉ phát huy vai trò của lực lượng bảo vệ rừng tại chỗ, mà còn hình thành hệ thống bảo vệ rừng tại cơ sở.

Qua đó, phát huy tốt vai trò của hộ nhận khoán, Nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Để tiếp tục phát huy hiệu quả trong ứng dụng chuyển đổi số ở lĩnh vực quản lý rừng phòng hộ, trong năm 2025, đơn vị xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị flycam trong thực hiện kiểm tra, giám sát thực đia rừng phòng hộ.

Do hiện nay, có những diện tích rừng nằm tại các khu vực khá nguy hiểm trong mùa mưa bão hay khu vực dễ xảy ra sạt lở và chỉ tiếp cận được bằng phương tiện ghe, tàu. Cùng với đó, mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo vệ rừng đến với các hộ nhận giao khoán, bảo vệ rừng tại ấp Tư, xã Mỹ Long Nam sẽ nhân rộng ra trên địa bàn xã.

Với diện tích là rừng hơn 9.620ha, rừng tại Trà Vinh được đánh giá là khu vực bảo vệ đa dạng hệ động, thực vật quý giá. Các thiết bị công nghệ hiện đại đang giúp giám sát và bảo vệ rừng hiệu quả hơn bao giờ hết.

Với nhiều tính năng hữu ích, việc trang bị và áp dụng khoa học công nghệ trong ngành lâm nghiệp, trong công tác bảo vệ phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đang được triển khai trên khắp cả nước nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. Đó cũng là cách giúp rừng cùng với tài nguyên đa dạng sinh học và các nguồn gene quý sẽ được bảo vệ ngày càng hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước số hóa các hoạt động giám sát, quản lý, bảo vệ rừng đã giúp lực lượng Kiểm lâm dễ dàng phát hiện những biến động của rừng và đất lâm nghiệp, phát hiện sớm cháy rừng ở mọi vị trí, thời điểm… với độ chính xác cao. Từ đó, phát hiện sớm các vụ vi phạm xâm hại rừng, kịp thời ngăn chặn, xử lý không để lan rộng thêm diện tích xâm lấn rừng.

Trong thời gian tới, ngành Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh sẽ tiếp tục chỉ đạo các hạt kiểm lâm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là sử dụng các phần mềm, ứng dụng, thiết bị, ảnh viễn thám trong theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm sớm phát hiện các vụ vi phạm về phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật…hướng đến bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ phát triển bền vững.

 

Quốc Huy

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline