Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 04:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Đáp ứng tiêu chuẩn, thuận lợi xuất khẩu chính ngạch sầu riêng

Thứ ba, 19/07/2022 13:07

TMO - Thông tin sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc là điều kiện quan trọng để mặt hàng này của Việt Nam có đầu ra bền vững. Tận dụng cơ hội trên, nhiều địa phương hướng đến thay đổi phương thức canh tác, chế biến nhằm vượt qua những thách thức về chất lượng sản phẩm, thuận lợi trong xuất khẩu. 

Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Đây được xem là thời khắc quan trọng cho ngành hàng sầu riêng bứt phá, xuất khẩu chính ngạch vào đất nước đông dân cư nhất thế giới. Sau khi Nghị định thư được thông qua, các địa phương đã lên kế hoạch nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng nông sản này.

Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có gần 17.000 ha sầu riêng, trong đó khoảng 15.000 ha cho thu hoạch, với sản lượng khoảng 140.000 tấn. Bình quân mỗi năm có đến 70% sản lượng sầu riêng Đắk Lắk xuất sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Huyện Krông Pắc đẩy mạnh sản xuất sầu riêng hữu cơ, cấp mã số vùng trồng đảm bảo yêu cầu chất lượng xuất khẩu 

Trong đó, huyện Krông Pắc là một trong những địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất với hơn 4.000 ha, khoảng 2.500 ha đã cho thu hoạch, sản lượng đạt từ 45.000 - 50.000 tấn mỗi năm. Còn khoảng hơn 1 tháng nữa là thời điểm cây sầu riêng ở tỉnh Đắk Lắk bước vào vụ thu hoạch. 

Hướng tới mục tiêu gia tăng sản lượng, đáp ứng kiểm dịch khắt khe tại thị trường Trung Quốc, các hộ sản xuất trên địa bàn huyện đã liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng để trồng theo hướng VietGAP, cấp mã vùng trồng. Huyện Krông Pắc đẩy mạnh hướng bà con cách trồng hữu cơ, đồng thời triển khai đăng ký mã vùng trồng, hiện nay đã được cấp 1.040 ha mã vùng trồng và đang tiếp tục đề xuất cấp khoảng 1.000 ha nữa.

Tỉnh Bình Phước hiện có hơn 3.000 ha diện tích sầu riêng. Địa phương này cũng đã sớm vạch ra lộ trình xuất khẩu trái cây chính ngạch vào Trung Quốc đối với loại trái này. Theo Sở NN&PTNT Bình Phước, địa phương có lợi thế điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp trồng được tất cả các loại sầu riêng như Monthong, R6, 9 Hóa, thậm chí Musang King.

Tận dụng lợi thế này, Sở NN&PTNT đang khuyến khích các hộ sản xuất thay đổi phương thức sản xuất và canh tác, quản lý được chất lượng sản phẩm để xuất đi Trung Quốc cũng như các thị trường khác. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị mọi điều kiện, trong đó có chất lượng sản phẩm, liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu, gắn tem truy xuất nguồn gốc để đảm bảo tiêu chuẩn cho sản phẩm sầu riêng sẵn sàng xuất khẩu.

Các doanh nghiệp, hộ sản xuất tại các địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng yêu cầu để xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc 

Hiện tại, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước đã thực hiện việc giới thiệu 2 vùng trồng và các cơ sở đóng gói, đã quay clip phỏng vấn chủ nhiệm HTX, doanh nghiệp để gửi sang Trung Quốc thông qua Cục Bảo vệ thực vật làm cơ sở để phía bạn thẩm định, cấp mã số vùng trồng, từ đó làm cơ sở cho sầu riêng xuất chính ngạch.

Bình Phước cũng đã xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, quy hoạch vùng trồng sầu riêng dựa trên các lợi thế cạnh tranh cây ăn trái nói chung theo hướng bền vững để đáp ứng yêu cầu chất lượng, tổ chức sản xuất để xuất khẩu. Thời gian tới, ngành nông nghiệp địa phương sẽ tập trung hỗ trợ nông dân, tạo vùng nguyên liệu có mã vùng trồng để chuẩn bị và đảm bảo cho việc xuất khẩu sang Trung Quốc...

Theo số liệu thống kê, hiện toàn tỉnh Lâm Đồng đang có hơn 10.000 ha sầu riêng, và diện tích này vẫn đang tiếp tục không ngừng tăng lên. Ngoài tiêu thụ thị trường trong nước, phần lớn sản lượng sầu riêng của tỉnh Lâm Đồng phục vụ thị trường xuất khẩu; trong đó, chủ yếu là thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. 

Hướng đến việc xuất khẩu sẩu riêng chính ngạch, các ngành chức năng, các doanh nghiệp, người nông dân và chính quyền địa phương đã có những chuẩn bị nhất định. Hiện nay, Cục Bảo vệ Thực vật đã phổ biến rất kỹ càng những yêu cầu này tới người dân và doanh nghiệp sản xuất sầu riêng, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn gì thì các cơ quan chuyên môn như Cục Bảo vệ Thực vật sẵn sang lắng nghe và hướng dẫn xử lý. 

Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ Thực vật cũng chỉ đạo toàn bộ hệ thống kiểm dịch thực vật ở các nơi khi có hàng hóa đến cần kiểm tra xuất xứ của hàng hóa có đúng mã số hay không, bao bì nhãn mác có đúng quy định hay không và có đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật hay không.  

Đảm bảo chất lượng là yêu cầu bắt buộc để sầu riêng Việt Nam có thể thuận lợi xuất khẩu chính ngạch tại Trung Quốc  

Về phía tỉnh Lâm Đồng, việc xây dựng mã số vùng trồng sầu riêng cho các địa phương cũng đã được ngành nông nghiệp thực hiện tại các huyện Đạ Huoai, Bảo Lâm, Di Linh. Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng đã thực hiện việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình sản xuất, canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho người dân.

Nhằm đảm bảo cho việc xuất khẩu thuận lợi, vừa qua Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn thiết lập vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu sầu riêng chính ngạch cho cán bộ các đơn vị trực thuộc, các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp đóng gói, chế biến xuất khẩu sầu riêng các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Theo đó những nội dung liên quan đến quá trình đàm phán mở cửa thị trường đối với quả sầu riêng và Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; quy định chung và yêu cầu cụ thể về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng; yêu cầu đối với cán bộ kỹ thuật tại cơ sở đóng gói sầu riêng; hướng dẫn giám định sinh vật gây hại tại cơ sở đóng gói; hướng dẫn sử dụng nhật ký điện tử My Dairy Farm được trao đổi...  

 

 

Minh Đức

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline