Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ phát triển kinh tế-xã hội

Thứ tư, 01/02/2023 11:02

TMO - Tỉnh Thanh Hóa hướng đến mục tiêu quản lý khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt của tỉnh dựa trên tiềm năng, đặc điểm phân bổ nguồn nước theo không gian, thời gian và biến động về nhu cầu dùng nước giữa các vùng trên địa bàn tỉnh; cân đối, điều hòa nguồn nước giữa các vùng, hệ thống công trình trong phạm vi toàn tỉnh đảm bảo việc quản lý, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, bền vững và đa mục tiêu cho các ngành và địa phương.

Theo đó, trên cơ sở tăng cường ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm ổn định, nâng cao năng lực tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả nguồn nước ngọt; phát huy vai trò của các hệ thống thuỷ lợi lớn như Cửa Đạt, sông Mực, Yên Mỹ và hơn 2.500 công trình thuỷ lợi hiện có trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng khai thác, sử dụng nước, trong đó ưu tiên các công trình đa mục tiêu, kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2022-2025, địa phương này chú trọng đến nhiệm vụ kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ngọt trên địa bàn tỉnh. Trong đó, cấp nước cho công nghiệp: Chủ động cấp đủ nước phục vụ 20 khu công nghiệp với diện tích 8.185 ha, 134 cụm công nghiệp với diện tích 5.943 ha trên địa bàn tỉnh với tiêu chuẩn cấp nước đạt 22 m3/ha/ngày đêm. Cấp nước cho nông nghiệp: Đảm bảo tưới ổn định cho 216.700 ha lúa, 18.000 ha mía, 55.000-60.000 ha cây rau quả, 20.000-30.000 ha cây cho thức ăn chăn nuôi, 40.000-72.000 ha ngô; trong đó, 30% cây trồng cạn được tưới bằng hình thức tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Tạo nguồn cho 14.500 ha nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước pha loãng cho 5.350 ha mặn lợ. Cấp nước cho sinh hoạt: Chủ động cấp đủ nước cho 46 khu đô thị với tiêu chuẩn cấp 120-150 l/người/ngày đêm. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98,5%, theo QCVN đạt 65%.

Tỉnh Thanh Hóa nâng cao năng lực tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ngọt trên địa bàn. 

Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại hóa năng lực tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả nguồn nước ngọt. Chủ động cấp đủ nước phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tiêu chuẩn cấp nước 45m3/ha/ngày đêm; đảm bảo chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp với tần suất đảm bảo 85% cho 200.000 ha lúa, 16.500 ha mía, 60.000 ha rau quả, 30.000ha cây thức ăn chăn nuôi và 72.000 ha ngô; diện tích cây trồng cạn được tưới là 70%, trong đó 30% được tưới bằng hình thức tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; tạo nguồn nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là 14.500 ha, diện tích nuôi trồng nước lợ là 5.350 ha. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,5%, theo QCVN đạt 75%.

Nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt trên địa bàn tỉnh cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt, UBND tỉnh nhấn mạnh đến nhiệm vụ dự báo xu thế biến động tài nguyên nước, nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Phân vùng sử dụng nước, cân đối nguồn nước, xác định các vùng thừa nước, thiếu nước và khả năng đáp ứng nguồn nước trên các lưu vực sông và hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, đề xuất các giải pháp kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước, các mô hình tổ chức quản lý; giải pháp tăng cường giám sát tại các lưu vực sông, các hệ thống thủy lợi vừa và lớn. Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác công trình hiện có; xây dựng mới công trình tăng khả năng trữ nước, công trình chuyển nước, điều hòa nguồn nước từ khu vực thừa nước sang vùng thiếu nước.

Cùng với nhiệm vụ tuyên truyền quản lý và sử dụng tài nguyên nước; Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy, tổ chức quản lý; tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh công cụ theo dõi, giám sát tài nguyên nước và cơ sở hạ tầng sử dụng nước. Theo đó, đối với công tác quy hoạch, điều tra cơ bản: Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, đánh giá thực trạng hoạt động công trình thủy lợi và khai thác, sử dụng nước khác, ưu tiên những vùng đang và có nguy cơ thiếu nước, những khu vực có nhu cầu khai thác nước tăng mạnh. Theo dõi, giám sát chặt chẽ nguồn nước, phát hiện những vấn đề bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước. Thực hiện điều tra kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước, kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng nước theo định kỳ.

Đối với việc xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tăng cường giám sát tài nguyên nước, hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt trên cơ sở nền tảng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến; vận hành, cập nhật hệ thống thường xuyên, định kỳ kết nối hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá an ninh nguồn nước, hoạt động khai thác, sử dụng nước quốc gia.

Đầu tư bổ sung mạng lưới quan trắc, giám sát nước mặt, cụ thể: Đến năm 2030 hệ thống giám sát nước mặt có 46 vị trí gồm: sông Mã 10 vị trí, sông Chu 7 vị trí, sông Cầu Chày 4 vị trí, sông Lò 1 vị trí, sông Bưởi 3 vị trí, sông Lèn 3 vị trí, sông Lạch Trường 1 vị trí, sông Yên 2 vị trí, sông Nhơm 2 vị trí, sông Hoàng 2 vị trí, sông Thị Long 1 vị trí, sông Hoạt 3 vị trí, sông nhỏ khác 12 vị trí. Xây dựng các trạm đo mưa, đo lưu lượng, mực nước, các trạm đo mặn tự động tại các vùng miền núi, ven biển, vùng lòng hồ chứa nước. Số lượng trạm đo mưa, mực nước cần lắp đặt tại các hồ theo Nghị định số 114/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là 126 trạm đo mưa, 1.256 trạm mực nước, 13 trạm đo chất lượng nước, 12 trạm đo mặn tại các hệ thống thủy lợi lớn.

Địa phương này đầu tư xây dựng, nâng cấp tu sửa các công trình xuống cấp không đảm bảo tích trữ nước, tăng khả năng chuyển tải nước (Ảnh minh họa: XH) 

Trước tác động của biến đổi khí hậu, nhằm đảm bảo nguồn cung ứng cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đặc biệt là trong mùa khô, Đề án quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 nhấn mạnh đến giải pháp tăng cường trữ nước, khai thác sử dụng nước. Trong đó, địa phương này triển khai xây dựng đập ngăn sông Lèn, sông Càn, kênh De theo dự án đầu tư hệ thống thuỷ lợi sông Lèn. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các công trình ngăn sông Mã, sông Yên, sông Bạng để giữ lại nguồn nước mùa cạn trong giai đoạn 2031-2050.

Nâng cao dung tích trữ các hồ chứa, đối với hồ Yên Mỹ: Tích nước hồ Yên Mỹ đến cao trình (+20.36) m (so với cao trình +18.50 m như hiện nay), dung tích trữ đạt 84,4x106m3 (tăng 20,86 triệu m3 so với hiện nay) phục vụ tưới cho 3.500 ha đất canh tác nông nghiệp và cấp nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn với quy mô 60.000m3/ngày đêm. Xây mới các công trình hồ, đập, trạm bơm để tăng khả năng trữ nước, khai thác nước phục vụ sản xuất: Xây dựng mới 95 công trình, gồm 28 hồ chứa, 47 đập dâng, 19 trạm bơm và 1 hệ thống cấp nước. Công trình lớn nhất là hệ thống đập Cẩm Hoàng làm nhiệm vụ tạo nguồn cấp nước cho 39.439 ha.

Nâng cấp, tu sửa các công trình xuống cấp không đảm bảo tích trữ nước, giảm khả năng khai thác so với thiết kế. Tổng số công trình cần nâng cấp là 339, gồm 136 hồ chứa, 125 đập dâng và 78 trạm bơm; nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống kênh tưới Bái Thượng; nạo vét sông Trà Giang từ cống Lộc Động - Cầu Phủ. Đến năm 2030, hoàn thành kiên cố hóa 6.431 km kênh mương, bao gồm 1.184 km kênh liên huyện, liên xã, 5.247 km kênh nội đồng nhằm tăng khả năng chuyển tải nước, giảm tổn thất, sử dụng hiệu quả nguồn nước. Đồng thời, đầu tư, mở rộng công nghệ tưới hiện đại, tưới tiết kiệm nước gắn với hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, hợp tác xã có diện tích canh tác từ 5 ha trở lên để giảm chi phí đầu tư trang thiết bị máy bơm, đường ống,... và khai thác hiệu quả, phát huy tối đa giá trị sử dụng của hệ thống tưới.

 

 

Bích Thùy 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline