Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 30/03/2025 16:03

Tin nóng

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Chủ nhật, 30/03/2025

Đảm bảo các tiêu chí, chức năng của khu dữ trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng

Chủ nhật, 13/02/2022 18:02

TMO - Việc UNESCO công nhận Cao nguyên Kon Hà Nừng ở tỉnh Gia Lai là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã mở hướng phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, trải nghiệm gắn với quản lý bền vững tài nguyên rừng, qua đó, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt dựa vào cộng đồng.

Ngày 15/9/2021, tại Kỳ họp lần thứ 33 Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển, tổ chức tại thành phố Abuja, Nigeria, hai khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) của Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của UNESCO nhằm đảm bảo các tiêu chí và chức năng của một khu dự trữ sinh quyển thế giới, biến Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng thành mô hình phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương. Đồng thời, kết nối hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học với giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc; giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng mở hướng cho sự phát triển các loại hình dịch vụ du lịch

Hiện nay, UBND tỉnh Gia Lai đang triển khai thành lập Ban Quản lý, Kế hoạch tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận và Kế hoạch tuyên truyền về Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng. Đơn vị này sẽ đảm nhận việc xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát triển trong Khu dự trữ sinh quyển đáp ứng các yêu cầu theo quy định của tổ chức UNESCO thế giới và tình hình thực tế tại địa phương.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích 413.512ha, được khoanh vùng thành ba khu chức năng gồm hai vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; vùng đệm và vùng chuyển tiếp (một phần diện tích của thị xã An Khê và 5 huyện: Đăk Đoa, Mang Yang, K'bang, Chư Păh, Đăk Pơ).

Cao nguyên Kon Hà Nừng có hệ sinh thái rừng còn tương đối nguyên vẹn với hệ sinh thái đặc trưng là rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá rộng; rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá kim; rừng thưa thường xanh cây lá rộng; rừng thưa thường xanh lá kim; thảm cây bụi; trảng cỏ và các khu vực đất nông nghiệp, khu dân cư có tính đa dạng sinh học cao, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng của các tỉnh Tây Nguyên.

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh sở hữu một hệ thực vật hội tụ của những luồng thực vật như Luồng thực vật thuộc khu hệ Bắc Việt Nam 

Tại vùng lõi Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều loài cây quý hiếm, đường kính lớn, các loài động vật hoang dã nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Có thể kể đến các loài thực vật như trầm hương, sao hải nam hay động vật gồm voọc chà vá chân xám, khướu Kon Ka Kinh, vượn đen má hung Trung Bộ, gà tiền mặt đỏ, hồng hoàng... Với lợi thế là vùng lõi, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn, quản lý bền vững thiên nhiên.

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được coi như "viên ngọc quý" giữa đại ngàn Tây Nguyên

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng khá ấn tượng với hệ sinh thái đa dạng, độc đáo, bao gồm 881 loài và dưới loài thuộc 547 chi, 162 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Vùng đệm của Cao nguyên Kon Hà Nừng có nhiều cộng đồng người dân tộc thiểu số sinh sống với nền văn hóa đặc sắc.

Với những lợi thế nổi bật trong tài nguyên thiên nhiên cũng như đa dạng sinh học, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng sẽ đóng góp vào việc bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen di truyền thông qua việc bảo vệ nghiêm ngặt vùng lõi. Hai vùng lõi này trên sẽ duy trì sự toàn vẹn và tổng thể các hệ sinh thái rừng nhiệt đới còn lại của vùng Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung.

 

 

Linh Khánh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline