Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Đà Nẵng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Thứ hai, 08/01/2024 14:01

TMO - Trong năm 2024, thành phố Đà Nẵng tổ chức nhiều sự kiện, xây dựng sản phẩm mới hút khách để thực hiện mục tiêu đón hơn 8,4 triệu lượt khách.

Thời gian qua, ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng chủ động xây dựng nhiều chương trình, tổ chức nhiều sự kiện gắn với quảng bá hình ảnh của một điểm đến an toàn, hấp dẫn đến với bạn bè trong và ngoài nước. Thống kê của ngành Du lịch thành phố cho thấy, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ dự kiến cả năm 2023 đạt hơn 7,4 triệu lượt (đạt bằng 175% so với kế hoạch giao), tăng gấp 2 lần so với năm 2022, bằng 93% so với năm 2019; trong đó khách quốc tế dự kiến đạt hơn 2 triệu lượt (đạt 397% so với kế hoạch giao), tăng hơn gấp 4 lần so với năm 2022, bằng 62% so với 2019; khách nội địa dự kiến đạt hơn 5,4 triệu lượt (đạt 145% so với kế hoạch), tăng 69% so với năm 2022, bằng 113% so với 2019.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành dự kiến đạt hơn 28.000 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2022, bằng 130% so với 2019. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, lữ hành dự kiến đạt hơn 15.000 tỉ đồng, tăng hơn 2,3 lần so với năm 2022 (vượt kế hoạch), bằng 178% so với 2019. Đág chú ý, trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2024, tổng số chuyến bay quốc tế và nội địa đến Đà Nẵng đạt 434 chuyến (tăng 10% so với cùng kỳ 2023) với hơn 65 nghìn lượt khách (tăng 14% so với cùng kỳ 2023). Du lịch qua đường hàng không vẫn là nguồn khách chính của Đà Nẵng với 40 nghìn chuyến bay, ước đạt hơn 6,3 triệu lượt trong năm 2023, tăng 1,42 lần so với năm 2022 và phục hồi 81,2% so với năm 2019.

Cũng trong dịp Tết Dương lịch, Đà Nẵng chào đón tàu Westerdam xuất phát từ Sihanoukville (Campuchia) ngày 30/12/2023, đã cập cảng Phú Mỹ và Nha Trang trước khi đến cảng Tiên Sa Đà Nẵng vào ngày 2/1/2024. Tàu Westerdam là du thuyền sang trọng 5 sao thuộc hãng tàu thủy danh tiếng Holland America Line. Đến Đà Nẵng đầu năm mới 2024, tàu chở 1.937 hành khách và 781 thuyền viên đến từ các nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Hungary, Canada, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc… Trong năm 2023 Đà Nẵng đã đón 22 chuyến tàu biển với 18 nghìn lượt khách. Dự kiến theo lịch các hãng tàu đã đăng ký với Cảng Đà Nẵng, trong năm Giáp Thìn 2024 Đà Nẵng sẽ đón 45 chuyến tàu biển du lịch với khoảng hơn 40 nghìn lượt khách.

Ngành Du lịch TP Đà Nẵng tiếp tục triển khai các giải pháp hướng đến mục tiêu đón hơn 8,4 triệu lượt khách trong năm 2024. 

Sở Du lịch thành phố cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được trong năm 2023 về số lượng khách, ngành du lịch thành phố vẫn đang gặp một số khó khăn, hạn chế như sản phẩm du lịch vui chơi giải trí dưới nước bước đầu phát triển nhưng chưa xứng với tiềm năng; chưa có cảng biển du lịch chuyên dụng, một số tiện ích như hệ thống nhà vệ sinh công cộng, hạ tầng một số khu nhà tắm nước ngọt tuyến biển Nguyễn Tất Thành đã xuống cấp…Ngoài ra, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch gặp khó khăn về nguồn vốn, tiền thuê đất ảnh hưởng đến việc đầu tư nâng cấp sản phẩm dịch vụ hiện có; việc tuyển dụng các vị trí lãnh đạo, quản lý, trưởng bộ phận, nhân viên có trình độ chưa đạt yêu cầu; chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch chưa đồng đều…

Trước thực tế trên, ngành Du lịch thành phố tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch bằng cách triển khai các dự án du lịch; tổ chức các sự kiện lễ hội đặc sắc quy mô lớn nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc biệt để thu hút khách. Năm 2024, ngành Du lịch thành phố đẩy mạnh truyền thông, quảng bá thông điệp “Tận hưởng Đà Nẵng - Enjoy Da Nang 2024” với các nhóm sản phẩm du lịch gồm: Nhóm tận hưởng vui chơi giải trí, giải trí về đêm, mua sắm; nhóm tận hưởng ẩm thực; nhóm tận hưởng nghỉ dưỡng biển; nhóm tận hưởng MICE; nhóm tận hưởng Golf; nhóm tận hưởng du lịch cưới; nhóm tận hưởng sắc màu lễ hội; nhóm sản phẩm liên kết…

Ngoài ra, ngành Du lịch địa phương này sẽ cơ cấu lại và mở rộng xúc tiến các thị trường khách tiềm năng; tổ chức nghiên cứu thị trường, nắm bắt những xu hướng du lịch mới để có hình thức xúc tiến, quảng bá phù hợp với từng thị trường và sản phẩm điểm đến; phối hợp với doanh nghiệp du lịch tổ chức chương trình kích cầu du lịch có chất lượng để thu hút du khách.

Đồng thời, ngành du lịch cũng làm việc với các hãng hàng không, tập đoàn lớn tập trung nguồn lực để xúc tiến khôi phục lại các đường bay quốc tế thường kỳ, các chuyến bay thuê chuyến từ Trung Quốc, đường bay Đà Nẵng - Doha (Qatar) để kết nối lại thị trường Bắc Mỹ, châu Âu; đường bay Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản (Nagoya, Osaka), Philippines… đến Đà Nẵng, xúc tiến đường bay Úc, Kazakhtan, Uzerbekistan...

Sau thành công của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023, trong tháng 6/2024 UBND TP. Đà Nẵng sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức sự kiện này để phục vụ khách du lịch. Được biết, địa điểm tổ chức DIFF 2024 sẽ giống năm 2023, bao gồm khu vực Cảng sông Hàn (bãi bắn) và khu vực vỉa hè đường Trần Hưng Đạo (tổ chức biểu diễn nghệ thuật). UBND thành phố cho biết, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 sẽ hướng tới thông điệp một xã hội bình yên, công bằng, hòa hợp và nhân văn.

Theo số liệu của năm 2023,  trong thời gian DIFF, các chuyến bay đến sân bay quốc tế Đà Nẵng có thời điểm lên đến 150 chuyến/ngày, tăng gấp 1,5 lần so với thường nhật. Công suất buồng phòng của thành phố đạt khoảng 70%, trong đó khối khách sạn 4-5 sao đạt 80-85%. Con số này tăng trưởng so với kỳ DIFF 2019, khi năm đó công suất phòng trên thành phố đạt 65-70%, khối khách sạn 4-5 sao công suất đạt 75-85%. 

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng du lịch tại thành phố. Ảnh: KL. 

Từ quý  I/2024, thành phố Đà Nẵng tổ chức thí điểm phố đi bộ đầu tiên trên tuyến đường Bạch Đằng, nối từ cầu Rồng đến cầu Nguyễn Văn Trỗi. Theo đó, thời gian thí điểm từ quý 1 năm nay đến hết năm 2028 tại không gian bờ tây sông Hàn trên tuyến đường Bạch Đằng nối dài đến nút giao thông đường Duy Tân - Trần Thị Lý (chiều dài dự kiến 1,2km) kết nối với cầu Nguyễn Văn Trỗi (chiều dài 513m). Theo phương án, tại đây sẽ bố trí 3 cụm với 12 ki ốt bán hàng di động trên toàn tuyến vỉa hè phía đông đường Bạch Đằng nối dài, và 5 cụm với 15 xe bán hàng lưu động. Ngoài ra, trên phố đi bộ sẽ thiết kế 5 điểm “check-in”, lắp đặt các trạm Wi-Fi miễn phí, chỉnh trang đường dẫn lên cầu Nguyễn Văn Trỗi, vẽ tranh bích họa, bố trí sân khấu chính tại sàn cảnh quan,...

Trong đó các hoạt động văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng gồm các hoạt động, dịch vụ phục vụ người dân và du khách tại công viên APEC. Tại sân khấu chính tổ chức các chương trình biểu diễn hằng đêm như EDM, DJ... liên kết với các doanh nghiệp tổ chức các chương trình ca nhạc, sự kiện quy mô lớn...

Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết, địa phương sẽ tập trung phát triển các nhóm sản phẩm du lịch gồm vui chơi giải trí, giải trí về đêm, mua sắm, ẩm thực, nghỉ dưỡng biển, MICE, Golf, nhóm tận hưởng du lịch cưới,... Đồng thời, ngành du lịch sẽ cơ cấu lại và mở rộng xúc tiến các thị trường khách tiềm năng, tổ chức nghiên cứu thị trường, nắm bắt những xu hướng du lịch mới để có hình thức xúc tiến, quảng bá phù hợp với từng thị trường và sản phẩm điểm đến.  

Thành phố Đà Nẵng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch và hệ thống giám sát du lịch thông minh, thực tế ảo tại các khu, điểm tham quan trên địa bàn. Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch nâng cao công tác chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh thông qua các chương trình tọa đàm chia sẻ thông tin. Nâng cấp ứng dụng Danang Fantasticity theo hướng tất cả ứng dụng trong một ứng dụng, hỗ trợ du khách trước, trong và sau khi du lịch Đà Nẵng, triển khai bản đồ số ẩm thực.

 

 

Minh Phương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline