Hotline: 0941068156

Thứ hai, 05/05/2025 19:05

Tin nóng

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

Thứ hai, 05/05/2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thủy sản

Thứ tư, 09/04/2025 12:04

TMO - Cục Thủy sản và Kiểm ngư đề nghị các địa phương sẵn sàng cho kịch bản không thể đàm phán thuế với Mỹ, nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đồng thời tìm kiếm thị trường mới.

Cục Thủy sản và Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố ven biển và các tỉnh, thành phố nội đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh Hoa Kỳ công bố sơ bộ mức thuế nhập khẩu đối ứng với Việt Nam.

Theo Cục Thủy sản và Kiểm ngư, năm 2024, thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Trung Quốc và Hồng Kông, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc là các thị trường tiêu thụ hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 21,7%, 18%, 15,1%, 9,9%, 8% và các nước còn lại 27,3%; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD. 

Quý I/2025, ngành thủy sản tiếp tục đạt kết quả tăng trưởng tốt, sản lượng ước đạt 1,99 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó cá đạt hơn 1,48 triệu tấn, tăng 2,9%; tôm đạt hơn 202 nghìn tấn, tăng 4,6%; thủy sản khác đạt gần 311 nghìn tấn, tăng 1,5%; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,29 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Tuy nhiên, ngày 3/4 vừa qua Mỹ công bố sơ bộ mức thuế nhập khẩu đối ứng với hơn 180 nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức thuế 46%. Mức thuế này dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến chuỗi sản xuất ngành hàng thủy sản Việt Nam.

Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư cho biết, trong thời gian Chính phủ hai nước đàm phán nhằm sớm đạt thỏa thuận, vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp, người dân, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tránh tâm lý lo sợ dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt thủy sản nuôi hoặc hạn chế sản xuất, xuống giống... làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và mục tiêu tăng trưởng của ngành.

Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thủy sản được nhấn mạnh là nhiệm vụ quan trọng. 

Để chủ động cho kịch bản xấu nhất, chuẩn bị phương án chuyển hướng tích cực, Cục Thủy sản và Kiểm ngư đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố ven biển và các tỉnh, thành phố nội đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan tại địa phương bám sát địa bàn sản xuất, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật quản lý tốt thủy sản hiện đang nuôi, thường xuyên cập nhật, nắm chắc tình hình, cung cấp thông tin thị trường đến người dân và doanh nghiệp yên tâm, ổn định sản xuất trong thời gian các bộ, ban, ngành chức năng đàm phán với Mỹ. 

Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố ven biển và các tỉnh, thành phố nội đồng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm tối ưu hóa chuỗi sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, áp dụng triệt để các biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, quan tâm xây dựng thương hiệu, đảm bảo kiểm soát và truy xuất nguồn gốc xuất xứ để tránh bị Hoa Kỳ áp gian lận nguồn gốc hàng hóa và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Cục Thủy sản và Kiểm ngư đề nghị các địa phương sẵn sàng cho kịch bản không thể đàm phán, nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đồng thời tìm kiếm thị trường mới.

Trong thời gian này, Cục Thủy sản và Kiểm ngư lưu ý các địa phương tổ chức liên kết sản xuất để giảm khâu trung gian, phối hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến tăng sản lượng thu mua và tạm trữ nguyên liệu trong thời gian thị trường xuất khẩu vào Mỹ chưa được đàm phán mức áp thuế phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh giao hàng trong 1 - 3 tháng tới.

Ngoài ra, các địa phương cần quan tâm phát triển các sản phẩm phù hợp, hỗ trợ, tổ chức cho các doanh nghiệp chế biến, người dân nuôi trồng thủy sản liên kết với chuỗi các hệ thống siêu thị, các khách sạn, nhà hàng để tăng cường tiêu thụ nội địa. Cục Thủy sản và Kiểm ngư đề nghị các địa phương kịp thời thông tin về tình hình sản xuất, giải pháp hạn chế tác động xấu khi Mỹ áp thuế đối ứng đối với ngành hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam để kịp thời phối hợp với Cục tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo sản xuất.

Cùng với áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, ngành thủy sản Việt Nam cũng đối mặt thách thức từ quy định của Đạo luật Bảo vệ động vật có vú ở biển (MMPA) và kế hoạch mở rộng Chương trình Giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP) của Mỹ.

Nhằm tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện cao nhất để doanh nghiệp nhỏ và vừa bứt phá, ngày 25/3, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg, trong đó chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương chủ trì, phối hợp Bộ Ngoại giao trao đổi với Mỹ gia hạn thời gian hoàn thiện hồ sơ và đánh giá tương đương, đồng thời hoàn thiện hồ sơ đầy đủ theo MMPA của Mỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến khai thác, sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4. Đồng thời, chủ động rà soát, hoàn thiện khung pháp lý liên quan quản lý khai thác, sản xuất, xuất khẩu thủy sản phù hợp các sản phẩm xuất khẩu sang châu Âu.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả tiềm năng của các thị trường truyền thống. Đồng thời, chủ động nghiên cứu, tham mưu đàm phán, ký hợp tác với các thị trường mới; chú trọng khai thác và tận dụng cao nhất các cơ hội từ thị trường trọng điểm, chiến lược; tăng cường cảnh báo sớm rủi ro và đồng hành với doanh nghiệp khi phát sinh các vụ kiện phòng vệ thương mại.../.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline