Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 07:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút du khách

Thứ tư, 10/05/2023 15:05

TMO - Nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng trong phát triển du lịch, tỉnh Hà Giang xác định cần chủ động, đa dạng các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách, đồng thời tăng cường quảng bá, liên kết với các ngành, các địa phương trong vùng, trên cả nước.  

Hà Giang là mảnh đất có lịch sử lâu đời, là nơi sinh sống của 19 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ gần 90%. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán riêng, tạo nên bản sắc vùng miền độc đáo, phong phú. Tính đến tháng 12/2022, toàn tỉnh có 91 di sản văn hóa, trong đó có 31 di tích, danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia, 30 di tích, danh thắng xếp hạng cấp tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh hiện còn lưu giữ được 3 bảo vật quốc gia gồm: Bia chùa Sùng Khánh được tạo vào năm Đinh Mùi (1367) thời Trần, đời Vua Trần Dụ Tông đang được lưu giữ tại chùa Sùng Khánh, huyện Vị Xuyên; chuông chùa Bình Lâm được đúc vào năm Ất Mùi (1295) thời Trần, đời Vua Trần Anh Tông, đang được lưu giữ tại chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên; đôi trống đồng Lô Lô có niên đại khoảng thế kỷ V, đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh.

Tỉnh Hà Giang có 446 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 17 di sản về loại hình tiếng nói, chữ viết, 47 di sản ngữ văn dân gian, 12 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian, 259 di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng, 13 di sản lễ hội truyền thống, 41 di sản nghề thủ công và 57 di sản tri thức dân gian. Năm 2022, Hà Giang có 5 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và hoàn thiện hồ sơ 4 di sản văn hóa phi vật thể trình Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận. 

Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận nằm trong hệ thống mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đã mang lại nhiều giá trị to lớn cho Hà Giang, nhất là về du lịch và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỉnh Hà Giang còn sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh làm mê đắm lòng người, những điểm du lịch nổi tiếng được người dân trong nước và bạn bè quốc tế đánh giá cao, như: Cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rồng, huyện Đồng Văn; đèo Mã Pì Lèng nối liền Đồng Văn với Mèo Vạc nổi tiếng bởi sự quanh co và hiểm trở; ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì; mùa hoa tam giác mạch huyện Mèo Vạc; Dinh thự họ Vương thuộc xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn; chợ phong lưu Khâu Vai ở bản Khâu Vai, xã Khâu Vai… Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang có nhiều đặc sản nổi tiếng như: cam sành, chè shan tuyết cổ thụ, các sản phẩm làm từ hoa tam giác mạch… 

Du lịch cộng đồng là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng được các địa phương khai thác. Ảnh: KT. 

Với những lợi thế trên, Hà Giang đã kịp thời nắm bắt xu hướng, hình thành và phát triển nhiều sản phẩm du lịch, tập trung vào 5 loại hình chính gồm: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao - mạo hiểm, du lịch thương mại, biên giới. Thời gian qua, du lịch cộng đồng, sinh thái nông nghiệp đang trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 3/2023 toàn tỉnh có 13 làng tại 9 huyện, thành phố được UBND tỉnh công nhận là Làng Văn hóa du lịch tiêu biểu đạt các tiêu chí quốc gia theo Chương trình OCOP (mỗi xã 1 sản phẩm).

Với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, phù hợp phát triển nhiều loại nông sản đặc trưng, có thể phục vụ phát triển du lịch, tiêu biểu như cam sành, chè Shan tuyết, mật ong bạc hà, hồng không hạt, hoa tam giác mạch, đào, lê, mận… Hiện nay, tỉnh đang thực hiện khâu đột phá về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa theo chuỗi giá trị và Chương trình OCOP, tạo ra nhiều vùng sản xuất chuyên canh, nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng.

Một số địa phương có thể đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp như huyện Bắc Quang xây dựng vườn cam Sành VietGAP thành điểm du lịch sinh thái; Vị Xuyên có chương trình tham quan đồi chè Shan tuyết cổ thụ; Hoàng Su Phì với sản phẩm bắt cá Chép, cấy, gặt lúa trên ruộng bậc thang vàng óng, thu hái mận Máu; Xín Mần xây dựng thảo nguyên Suôi Thầu thành điểm du lịch nông nghiệp; Quản Bạ phát triển dược liệu gắn với tham quan, trải nghiệm mô hình trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, nghỉ dưỡng; các huyện trên Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn trồng hoa Tam giác mạch, cây ăn quả, trải nghiệm quy trình sản xuất mật ong Bạc hà…

Lợi thế về cảnh quan, địa chất địa mạo, chủ yếu nằm ở hai vùng là vùng cao núi đá thuộc Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và vùng núi đất phía Tây với di tích quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Hà Giang đang phát triển thêm các loại hình du lịch mạo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.

Du lịch mạo hiểm có thể khai thác được ở Hà Giang là các môn leo núi, đi bộ băng rừng, chèo thuyền vượt thác, bay dù lượn. Cho đến nay, Hà Giang đã tổ chức các loại hình như đi bộ trên vách đá trắng ở Mã Pì Lèng; chèo thuyền Kayak trên sông Nho Quế Mèo Vạc và sông Tráng Kìm huyện Quản Bạ; Hay bay dù lượn qua các hẻm núi ở Quản Bạ, Trải nghiệm dù lượn trên các thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Xín Mần.

Hà Giang đã triển khai thử nghiệm khai thác và tiến tới tổ chức thường xuyên các sản phẩm du lịch thể thao, mạo hiểm như chèo thuyền Kayak trên sông Nho Quế... 

Hà Giang đang hướng đến sản phẩm du lịch thương mại, biên giới nhằm cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm, tham quan của du khách; kích cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa địa phương. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành mô hình chợ 4.0 tại chợ thị trấn Cốc Pài (huyện Xín Mần), chợ trung tâm thành phố Hà Giang; đang triển khai tại chợ thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì và chợ trung tâm thị trấn Mèo Vạc; có 03 chợ đêm tại các huyện: Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. 

Xây dựng không gian văn hóa chợ phiên gắn với khai thác phát triển du lịch đối với các chợ: Chợ trung tâm huyện Đồng Văn, chợ Lũng Phìn, chợ Sà Phìn, chợ Phố Cáo, chợ các xã Khâu Vai, Lũng Pù, Niêm Sơn, Xín Cái, Sơn Vĩ... qua đó góp phần giữ gìn, quảng bá và phát huy nét văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của tỉnh đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

Quý I/2023, ngành Du lịch Hà Giang đón 760 lượt khách (tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 51 lượt khách quốc tế (bao gồm khách mang hộ chiếu và giấy thông hành). Doanh thu từ dịch vụ ngành du lịch cũng đạt 1.659,1 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng tốt so với kỳ vọng và so với mặt bằng chung cả nước... Đáng chú ý, dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua tỉnh Hà Giang đón trên 125.868 lượt khách du lịch. Tổng thu du lịch ước đạt 295,7 tỷ đồng. Trong đó, có 8.688 khách quốc tế, 117.180 khách nội địa, số khách lưu trú 77.370 người, công suất phòng khách sạn đạt trên 95%, riêng 4 huyện vùng Công viên địa chất đạt trên 100% công suất phòng. 

Thực hiện Quyết định số 147/QĐ - TTg  của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND phát triển sản phẩm du lịch giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của tỉnh là xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, chuyên nghiệp, mang thương hiệu riêng của Hà Giang nhằm kích cầu thu hút đầu tư vào sản phẩm du lịch cũng như cơ sở hạ tầng du lịch tỉnh, thúc đẩy thị trường khách trung và cao cấp, thị trường khách tiềm năng đưa Hà Giang trở thành địa phương có nhiều sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh cao, hấp dẫn nhất so với các tỉnh miền núi trong cả nước. Đến năm 2025, có 30 điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận, đón khoảng 3 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 7.800 tỷ đồng, đóng góp 10,34 % GRDP của tỉnh.

Đến năm 2030 Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là khu du lịch quốc gia, đón trên 5 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 20.600 tỷ đồng đóng góp 14,34 % GRDP của tỉnh. Hà Giang hướng tới nâng cao chất lượng và phát triển 5 dòng sản phẩm chính đó là: du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch thương mại cửa khẩu.

Thời gian tới, để nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm du lịch trên địa bàn, Hà Giang tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu riêng có dựa trên giá trị văn hóa truyền thống của 19 dân tộc, các di tích lịch sử, di sản, danh thắng,  phát triển, đa dạng hóa các loại hình du lịch, tiếp tục thu hút, liên kết đầu tư, mở rộng thêm các sản phẩm du lịch hiện đại phục vụ đa dạng nhu cầu của du khách, khai thác hiệu quả thị trường khách du lịch nội địa, thu hút khách du lịch quốc tế đến Hà Giang.

Đồng thời, nâng cao chất lượng các làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với việc gìn giữ văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của đồng bào; bảo tồn và khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống; khai thác và nâng tầm văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc thành sản phẩm du lịch độc đáo. Mặt khác, tăng cường thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch trong liên kết vùng, kết nối thành phố Hà Giang với các huyện, các khu du lịch, khu vui chơi, nghỉ dưỡng cao cấp, thân thiện với môi trường, với các tỉnh trong khu vực và các thành phố lớn có tiềm năng du lịch trong cả nước

 

 

Lê Hoàng 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline