Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 21:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc trưng

Thứ năm, 12/01/2023 03:01

TMO - Thời gian tới, ngành du lịch TP.HCM sẽ phát triển du lịch gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố; đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đường thủy, văn hóa, lịch sử...để thu hút khách du lịch.

Sở Du lịch TP.HCM cho biết, trong năm 2022 thành phố đón gần 3,5 triệu lượt khách quốc tế, gần 31,3 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch cả năm ước đạt 131.138 tỷ đồng. Năm 2022, ngành du lịch thành phố nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của UBND thành phố, sự vào cuộc hiệu quả của các quận, huyện cùng các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.

Từ đó, ngành du lịch thành phố đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp cho quá trình phục hồi kinh tế của TP.HCM. Cụ thể, đến nay đã có 17/22 quận/huyện và TP.Thủ Đức chính thức ra mắt tour tuyến, sản phẩm du lịch đặc trưng. Từ đó, góp phần nâng chất điểm đến thành phố qua việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, hấp dẫn du khách. 

Cuối tháng 12/2022, Sở Du lịch TP.HCM cùng với huyện Cần Giờ công bố sản phẩm du lịch cộng đồng Thiềng Liềng (xã Thạnh An). Sản phẩm du lịch cộng đồng Thiềng Liềng sẽ có 16 dịch vụ phục vụ khách, như: Ẩm thực và thức uống vùng biển, không gian nghề muối, không gian hoài niệm, homestay, đờn ca tài tử,… Trước đó, quận Tân Bình ra mắt sản phẩm “Sắc màu Tân Bình”. Điểm nổi bật của tour là kiến trúc nghệ thuật đình Bình Trị Đông – lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu của ngôi đình Nam bộ. Đây là những di tích lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của người Sài Gòn – Gia Định năm xưa.

Ngoài ra, quận 11 cho ra mắt sản phẩm du lịch “Quận 11 – Có một chợ Lớn rất khác”. Sản phẩm du lịch mới của Quận 11 được thiết kế cho du khách khám phá Chợ Thiếc và tham quan xưởng chế tác kim hoàn thủ công truyền thống của người Hoa Chợ Lớn – Sài Gòn, tìm hiểu bộ môn lân sư rồng tại đoàn lân sư rồng Thắng Nghĩa Đường, tham quan xóm làm lồng đèn Phú Bình, thưởng thức ẩm thực sủi cảo ở phố ẩm thực Hà Tôn Quyền.

Ngoài những quận kể trên, còn có sản phẩm Quận 1 - Sống động Sài Gòn; Lái xe vespa khám phá quận 3; Quận 6 - Chuyện “Nhỏ” trong lòng Chợ Lớn; đến Quận 10 - Nghe kể chuyện Đông y… Tính đến nay, TPHCM đã có nhiều quận, huyện và thành phố Thủ Đức có chương trình du lịch, sản phẩm du lịch đưa vào khai thác đón khách.  

Thời gian tới, ngành du lịch thành phố đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hướng đến mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt khách nội địa trong năm 2023. Ảnh: N. Thịnh 

Năm 2023, ngành du lịch TP.HCM đặt mục tiêu đón khách quốc tế đến thành phố khoảng 5 triệu lượt khách; khách nội địa 35 triệu lượt khách và tổng thu du lịch ước đạt 160.000 tỷ đồng vào năm 2023. Để đảm bảo hiện thực hóa những chỉ tiêu này, ngành du lịch sẽ bám sát Chiến lược phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, trong đó nghiên cứu, tham mưu, xây dựng chính sách, cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển ngành. Bên cạnh đó, ngành sẽ tiếp tục hoàn thiện các chương trình du lịch hiện có, đồng thời tiếp tục phối hợp doanh nghiệp, đơn vị tư vấn phát triển bộ sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố.

Dự báo năm 2023, nhiều cơ hội và thách thức đan xen liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị, thị trường toàn cầu, nên những mục tiêu mà ngành du lịch TP.HCM đề ra khá lớn, nhưng cũng rất khả thi và có thể đạt được. Nhằm đạt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 160.000 tỷ đồng, Tổng cục Du lịch Việt Nam đề xuất những giải pháp mà ngành du lịch thành phố có thể đẩy mạnh triển khai. Theo đó, Sở Du lịch thực hiện tốt việc tham mưu cho lãnh đạo TP.HCM và xác định phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Phục hồi, phát triển du lịch thành phố theo tinh thần chuyển hóa dần dần từ chiều rộng sang chiều sâu, có chất lượng.

Phát triển sản phẩm du lịch lưu giữ chân khách dài ngày hơn, chỉ tiêu nhiều hơn như du lịch MICE (hoạt động du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị...), du lịch đêm, du lịch sông nước, du lịch cộng đồng… Ưu tiên thực chất các quyết định được ký kết; phát huy tiềm năng, thế mạnh du lịch của thành phố; tích cực liên kết, khai thác và trao đổi khách giữa các địa phương trong vùng.

Sở Du lịch TP.HCM cho biết: Trong năm 2023, đơn vị huy động sự tham gia của các ngành, các cấp, nổi bật nhất là chương trình “Mỗi quận, huyện một sản phẩm đặc trưng”. Đây là giải pháp sáng tạo của du lịch thành phố trong thời điểm du lịch nội địa là xu hướng chủ đạo khi thị trường quốc tế đang gặp khó khăn. Hiện nay, thành phố đã có hơn 60 sản phẩm, trên cơ sở đó du lịch TP.HCM sẽ cùng các chuyên gia du lịch và doanh nghiệp tiếp tục phát triển theo nhóm sản phẩm đặc trưng, nhóm sản phẩm chủ lực, nhóm sản phẩm tiềm năng và bổ trợ. 

TP.HCM tiếp tục tập trung triển khai thực hiện chiến lược phát triển du lịch thành phố đến năm 2030 với nhiều mục tiêu. Thành phố nâng chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch của thành phố, chú trọng sản phẩm du lịch đặc trưng; truyền thông, quảng bá về sản phẩm du lịch đặc trưng, điểm đến và thương hiệu du lịch thành phố; thúc đẩy kích cầu du lịch và khai thác ứng dụng số trong du lịch.  

 

 

Nguyễn Trang 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline