Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Đa dạng các sản phẩm du lịch đường thủy để thu hút du khách

Thứ năm, 28/03/2024 14:03

TMO - Năm 2024, TP. HCM đặt ra chỉ tiêu có thêm ít nhất từ 5-10 sản phẩm du lịch đường thủy mới và lượng khách du lịch tăng từ 10-12% so với cùng kỳ.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị sông nước với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt bao quanh. Những dòng chảy hiền hòa tạo nên cảnh giao thương nhộn nhịp trên bến dưới thuyền đặc trưng của vùng đất này. TP. HCM có lợi thế của 4 tuyến sông chính là Sài Gòn, Đồng Nai, Lòng Tàu và Soài Rạp chảy qua, tạo ra mạng lưới đường thủy liên kết nối với các tỉnh lân cận Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu và đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long. 

Đến nay, thành phố đã triển khai nhiều tuyến đường thủy tập trung ở trung tâm thành phố, thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách kết hợp du lịch đường sông. Theo thống kê sơ bộ của Sở Du lịch hiện có 123 phương tiện thủy đang hoạt động, gồm: 43 tàu nhà hàng, tàu lưu trú, du thuyền và 80 ca-nô, tàu gỗ nhỏ. Trên địa bàn thành phố hiện có 13 cảng thủy nội địa và 229 bến thủy nội địa đang hoạt động, trong đó 19 bến hàng hóa, 71 bến hành khách, hai bến hành khách-hàng hóa, 14 bến neo đậu, 25 bến khách ngang sông... Lượng khách du lịch bằng đường thủy đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng của du lịch thành phố.

Tính đến hết năm 2023, TP. HCM có gần 150 chương trình tour, gói, sản phẩm đường thủy của hơn 100 doanh nghiệp. Sản phẩm du lịch đường thủy ngày càng đa dạng, từ các tuyến du lịch tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, tầm xa liên vận quốc tế và đa dạng các loại phương tiện đường thủy. Trong năm 2024, TP. HCM đặt ra chỉ tiêu có thêm ít nhất từ 5-10 sản phẩm du lịch đường thủy mới và có hơn 20 phương tiện vận chuyển đường thủy phục vụ khách du lịch. Đồng thời, đặt mục tiêu lượng khách du lịch bằng đường thủy đến TP. HCM tăng từ 10-12% so với cùng kỳ.

TP. HCM sẽ đẩy mạnh phát triển các tuyến du lịch đường thủy từ TP. HCM đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 

Để đạt được các chỉ tiêu này, Sở Du lịch thành phố cho rằng cần tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch đường thủy. Theo đó, về quy hoạch, mỗi quận huyện có lợi thế ven sông cần xây dựng ít nhất một công viên cùng với công trình phúc lợi công cộng, công trình văn hóa gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn. Đồng thời, mỗi quận huyện cần rà soát lại quy hoạch các công trình giao thông mới; vị trí neo đậu, bến thủy nội địa; cơ sở hạ tầng phụ trợ; các dự án về du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn và các bè nổi nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế…

Theo Sở Du lịch, nhà nước cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động giao thông đường thủy. Trong đó chú trọng công tác quản lý luồng tuyến, bến bãi; kiểm soát chất lượng và quy trình hoạt động của phương tiện vận chuyển khách du lịch… Ngoài ra, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư thêm nhiều loại hình phương tiện thủy (du thuyền, tàu nhà hàng, tàu lưu trú…) và đầu tư dự án “Thuyền cà phê” trên các tuyến đường thủy nhằm phục vụ nhu cầu của người dân, du khách…

Sở Du lịch TP. HCM sẽ tổ chức các đoàn khảo sát, đánh giá và xây dựng các tuyến du lịch theo chủ đề mới và các sản phẩm du lịch đường thủy kết nối TP. HCM với các tỉnh/thành vùng Đông Nam Bộ và các vùng kinh tế khác. Trong đó, TP. HCM phát triển các tuyến du lịch đường thủy tầm ngắn như: Tuyến du lịch đường thủy xuất phát từ bến tàu Ngôi Sao Việt (quận 7), bến tàu Bạch Đằng (quận 1); tuyến du lịch đường thủy xuất phát từ bến tàu Bạch Đằng đến quận 4, 8, 5, 6; tuyến du lịch đường thủy nội đô tại huyện Nhà Bè…

Về việc phát triển các tuyến du lịch đường thủy tầm trung, TP. HCM đẩy mạnh các tuyến đi huyện Cần Giờ, Củ Chi, Cần Giuộc (Long An), Nhơn Trạch (Đồng Nai) và một số địa điểm thuộc tỉnh Bình Dương gắn với du lịch đường biển. Với các tuyến du lịch đường thủy tầm xa, Sở Du lịch phát triển các tuyến từ TP. HCM – Bình Dương – Tây Ninh (phục vụ nhu cầu đi lại của khách vãng lai); tuyến TP. HCM – Đồng Nai – Bình Dương (phục vụ nhu cầu giải trí, thể thao); tuyến TP. HCM – Côn Đảo (phục vụ nhu cầu du lịch biển, nghĩ dưỡng, tâm linh…).

Năm 2024, TP. HCM đặt ra chỉ tiêu có thêm ít nhất từ 5-10 sản phẩm du lịch đường thủy mới. 

Theo Sở Du lịch, thời gian tới, TP. HCM sẽ đẩy mạnh phát triển các tuyến du lịch đường thủy từ TP. HCM đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang đến Campuchia và ngược lại. Đồng thời, tổ chức các diễn đàn du lịch tàu biển Việt Nam; diễn đàn liên kết du lịch đường thủy TP. HCM với các vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long; tổ chức cuộc thi viết về “Chuyện của những dòng sông”; xây dựng bộ thuyết minh về chuẩn du lịch đường thủy và tour du lịch đường sông tầm ngắn tương tác thông minh 3D/360. 

Chiến lược phát triển du lịch TP. HCM đến năm 2030 đã xác định các sản phẩm du lịch đường thủy trở thành một trong các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt của thành phố, thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, thưởng thức các giá trị văn hóa nhân văn của khách du lịch quốc tế và nội địa, vì đường thủy là một lợi thế, một điểm mạnh của thành phố cần được khai thác một cách hiệu quả. Ngành Du lịch TP. HCM đặt mục tiêu, đến năm 2025 là sản phẩm du lịch đường thủy được khai thác trên tất cả các tuyến sông Sài Gòn (Nhà Bè, Soài Rạp, Lòng Tàu), được liên kết Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, các tuyến kênh nội đô với ít nhất 10 chương trình du lịch đường thủy; khai thác các chương trình du lịch kết nối từ các cảng biển với các tuyến đường sông.

Thành phố phấn đấu đến năm 2030 du lịch đường thủy trở thành một trong các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt của thành phố, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của thành phố. Để đạt được mục tiêu, theo bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, thành phố phải có các bến tàu, cảng đủ tiêu chuẩn phục vụ du lịch; có cơ chế, chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tham gia xã hội hóa đầu tư các bến tàu du lịch, xây dựng các khu vực nhà chờ, nhà vệ sinh… phục vụ khách du lịch, cùng sự tham gia ủng hộ của các ngành chức năng liên quan phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy.

 

 

Tuấn Minh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline