Hotline: 0941068156

Thứ năm, 12/09/2024 12:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Thứ năm, 12/09/2024

Cúc Phương – Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024

Thứ tư, 04/09/2024 14:09

TMO - Vườn quốc gia Cúc Phương tiếp tục được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) vinh danh là “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á” năm 2024. Đây là lần thứ 6 liên tiếp Vườn quốc gia Cúc Phương giành được danh hiệu này.

Tại Lễ trao giải được World Travel Awards tổ chức tối 3/9/2024 tại Thành phố Manila (Philippines), Vườn quốc gia Cúc Phương của Việt Nam vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới như: Vườn quốc gia Fuji-Hakone-Izu của Nhật Bản, Vườn quốc gia Chitwan của Nepal, Vườn quốc gia Minnieriya của Sri Lanka, Vườn quốc gia Kinabalu và Taman Negara của Malaysia và Vườn quốc gia Cát Tiên của Việt Nam để được vinh danh tại hạng mục Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024  (Asia's Leading National Park 2024). 

Vườn quốc gia Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 72-QĐ/TTg ngày 7.7.1962 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng, nhiệm vụ chính là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái và giáo dục môi trường. Với diện tích 22.408 ha trải dài qua ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, Vườn quốc gia Cúc Phương không chỉ là một trong những địa điểm có hệ sinh thái phong phú nhất Việt Nam mà còn là biểu tượng của nỗ lực bảo tồn thiên nhiên. 

Vườn quốc gia Cúc Phương lần thứ 6 liên tiếp được vinh danh là “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á”. 

Vườn quốc gia Cúc Phương hiện có 2.234 loài thực vật, chiếm 17,27 % trong tổng số loài thực vật của Việt Nam. Theo số liệu điều tra mới nhất Cúc Phương có 135 loài thú, 336 loài chim, 122 loài bò sát và lưỡng cư, 66 loài cá và gần 2000 loài côn trùng. Trong các loài thú ở Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm, như báo gấm, báo lửa, gấu ngựa, … và nhiều loài đặc hữu như sóc bụng đỏ, các loài linh trưởng như khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, vượn. Đặc biệt, ở Cúc Phương có một loài thú linh trưởng quý hiếm, không còn tồn tại ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới ngoài Việt Nam, đó là loài Voọc mông trắng. Chính vì vậy, loài voọc này đã được chọn làm biểu tượng của Vườn quốc gia Cúc Phương.  

Vườn quốc gia Cúc Phương được đánh giá là một trong những đơn vị sự nghiệp công của Nhà nước đã và đang sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Chính phủ, hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, với phương châm lấy hiệu quả bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học làm sản phẩm phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường rừng, dịch vụ du lịch sinh thái nhằm nâng cao nhận thức, phát triển sinh kế cộng đồng, vừa góp phần phát triển kinh tế nhanh, xanh, bền vững. Vườn nổi bật với rừng mưa nhiệt đới trên nền địa hình núi đá vôi, nơi đây là ngôi nhà của hàng ngàn loài động, thực vật, trong đó nhiều loài quý hiếm được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Loài voọc mông trắng tại VQG Cúc Phương. 

Với sự đầu tư của Chính phủ Việt Nam và từ những kết quả đã đạt được thông qua các chương trình cứu hộ, hợp tác quốc tế đã thực sự đưa vai trò, vị thế của Vườn quốc gia Cúc Phương trở thành một trung tâm bảo tồn hàng đầu châu Á. Minh chứng rõ nét đó là 3 chương trình cứu hộ mang tầm cỡ châu lục và thế giới là: Bảo tồn các loài Linh trưởng nguy cấp, quý hiếm của Việt Nam; Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê; Bảo tồn các loài Rùa nước ngọt và bảo tồn một số loài động vật hoang dã khác (Hươu, nai, các loài trong họ Trĩ, các loài Khỉ …).  

Không chỉ là điểm đến cho các nhà khoa học, Cúc Phương còn mở ra cơ hội cho du khách khám phá thiên nhiên, tham gia các hoạt động du lịch sinh thái, từ trekking xuyên rừng đến quan sát chim và động vật hoang dã. Điều này đã đưa Cúc Phương trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của du lịch sinh thái Việt Nam.  

Với sự đa dạng về hệ động, thực vật trên cùng bề dày của công tác quản lý, bảo vệ, nghiên cứu, Vườn quốc gia Cúc Phương đã chú trọng phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái gắn với công tác cứu hộ, bảo tồn tại Vườn. Trên cơ sở tiềm năng về đa dạng sinh học, cảnh quan tự nhiên, Vườn quốc gia này đã tổ chức được "hệ sinh thái" du lịch với nhiều chương trình và sản phẩm có trách nhiệm với môi trường như hành trình hồi sinh, tour "Về nhà" dành để chăm sóc, cứu hộ các loài động vật hoang dã; trại hè "Lớn lên cùng đại ngàn" để giáo dục, nâng cao ý thức và tình yêu thiên nhiên tới các thế hệ học sinh, sinh viên...

Du lịch sinh thái kết hợp với công tác bảo tồn đa dạng sinh học được chú trọng triển khai tại Vườn quốc gia Cúc Phương. 

Đặc biệt, tour du lịch trải nghiệm "Về nhà" được các chuyên gia đánh giá là Top 10 du lịch độc đáo tại Việt Nam. Ngoài ra, khi đến với Vườn quốc gia Cúc Phương, du khách có cơ hội trải nghiệm những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số như dân tộc Mường ở các bản Khanh, bản Nga, bản Sấm, cùng hòa mình với những điệu múa, điệu hát truyền thống bên lửa trại bập bùng... 

Hoạt động du lịch cộng đồng đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng; nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên cho cộng đồng, xác định rõ hơn vai trò của người dân trong hoạt động của Vườn; giúp cộng đồng giữ gìn được một số nét văn hoá và một số nghề truyền thống; nâng cao dân trí thông qua việc giao tiếp với khách du lịch. 

 

Minh Anh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline