Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 17:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

COP29 – Tài chính khí hậu: Cần thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động

Thứ tư, 27/11/2024 14:11

TMO – COP29 khép lại với thắng lợi là khoản tài chính trị giá 300 tỷ USD/năm mà các nước phát triển cam kết đóng góp nhằm hỗ trợ các nước kém phát triển ứng phó biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, một số quốc gia châu Phi tỏ ra thất vọng với khoản tài chính này bởi nó quá thấp (bằng 1/4) so với số tiền cần thiết và không đủ để ngăn chặn thảm họa khí hậu, đấy là chưa nói đến việc các nước hành động thế nào sau những gì đã cam kết.

Tại phiên họp thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29), các quốc gia phát triển đã cam kết đóng góp 300 tỷ USD mỗi năm và hướng tới mục tiêu tài tăng khoản trợ chung cho khí hậu đạt "ít nhất 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2035". Cam kết được đưa ra trong phiên họp cuối cùng của COP29. Đây là một phần nỗ lực thúc đẩy các công cụ tài chính triển khai các cam kết về net zero.

Tại đây, các quốc gia nhất trí về các quy tắc cho một thị trường carbon toàn cầu. Thị trường này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch tín chỉ carbon, khuyến khích các quốc gia giảm phát thải và đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường. Theo đánh giá của các chuyên gia, COP29 khép lại với nhiều tiến bộ, bao gồm việc mở rộng chương trình tập trung vào giới và biến đổi khí hậu; và thỏa thuận hỗ trợ các nước kém phát triển nhất thực hiện các kế hoạch thích ứng quốc gia.

Phiên làm việc của COP29. Ảnh: MH

Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, việc đạt được thoả thuận tài chính tại COP29 là bước đi cần thiết để thế giới bảo đảm mục tiêu giới hạn mức nhiệt tăng toàn cầu dưới 1,5 độ C tính đến cuối thế kỷ. Tuy nhiên, ông kỳ vọng về một kết quả tham vọng hơn cả về mặt tài chính và nỗ lực giảm thiểu tác động từ khí hậu “để đáp ứng thách thức lớn mà chúng ta đang phải đối mặt”. Dù vậy, thoả thuận tài chính tại COP29 sẽ là một “cơ sở cho việc xây dựng và triển khai thêm nhiều thoả thuận khác”. Các quốc gia cần tôn trọng thoả thuận này một cách đầy đủ và thực hiện cam kết đúng thời hạn. Đối với nhiều quốc gia dễ bị tổn thương, thoả thuận mang đến một một tia hy vọng. Tuy nhiên, các cam kết cần được chuyển thành hành động để đạt được hiệu quả thật. “Các quốc gia cần nhanh chóng chuyển cam kết thành tiền mặt”, ông António Guterres nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu cao nhất trong mục tiêu tài chính mới đề ra.

Người đứng đầu Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu Simon Stiell mô tả mục tiêu tài chính mới được nhất trí tại COP29 là “một chính sách bảo hiểm cho nhân loại”. Thỏa thuận này sẽ duy trì đà phát triển của năng lượng sạch và bảo vệ hàng tỷ người trên Trái đất. Thoả thuận sẽ giúp tất cả các quốc gia chia sẻ những lợi ích to lớn của hành động khí hậu táo bạo: nhiều việc làm hơn, tăng trưởng mạnh mẽ hơn, năng lượng rẻ hơn và sạch hơn cho tất cả mọi người. Nhưng giống như bất kỳ chính sách nào, thoả thuận chỉ có hiệu quả khi chi phí bảo hiểm được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Sự thất vọng

Tuy nhiên, các phái đoàn từ các nước đang phát triển, bao gồm Bolivia và Nigeria, bày tỏ sự thất vọng sâu sắc về mục tiêu tài chính mới đạt được tại COP29. Đại diện của Ấn Độ đã lên án mạnh mẽ mục tiêu mới, gọi đó là “số tiền ít ỏi” và nhấn mạnh: “Chúng tôi tìm kiếm các thoả thuận với mức tham vọng cao hơn nhiều từ các nước phát triển và số tiền đã thỏa thuận không đủ để chúng ta thoát khỏi vấn đề nghiêm trọng này về biến đổi khí hậu”.

Một đại diện khác, đến từ nhóm các quốc đảo nhỏm chia sẻ: “Sau khi COP29 này kết thúc, chúng tôi không thể cứ thế trôi dạt. Chúng tôi thực sự đang chìm dần. Kết quả của hội nghị cho thấy các quốc gia dễ bị tổn thương như chúng tôi đang ở trên một con thuyền rất khác so với các nước phát triển”. Trong khi đó, đại diện của Sierra Leone cho biết các quốc gia châu Phi đã thất vọng về kết quả này, điều này "cho thấy sự thiếu thiện chí của các nước phát triển". Trên thực tế, thỏa thuận trị giá 300 tỷ USD/năm "chỉ bằng chưa đến 1/4 số tiền cần thiết và hầu như không đủ để ngăn chặn thảm họa khí hậu".

Toàn cảnh Hội nghị COP28 tổ chức tại Dubai (UAE).

Liên quan đến tài chính khí hậu, COP28 được coi là gặt hái nhiều thành quả to lớn, nhất là khoản tài chính được các nước đang phát triển, phát triển cam kết hỗ trợ đổ 700 tỷ USD vào Quỹ tổn thất – thiệt hại. Tuy nhiên, đến nay khoản tài chính này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.

 

 

LAN HƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline