Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 08:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Công nghệ xử lý rác bằng men vi sinh

Thứ năm, 03/03/2022 16:03

TMO - Thời gian qua, công nghệ xử lý rác bằng men vi sinh kết hợp sàng phân loại tại huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đang cho thấy những kết quả đáng ghi nhận trong việc xử lý rác thải hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh có 26 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung bằng công nghệ đốt. Tuy nhiên, đây chỉ là những lò đốt cỡ nhỏ (công suất 500 kg/h), các thông số về tính năng chưa đầy đủ, không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh các loại khí độc như: Dioxin, furan… khó kiểm soát việc phát thải ô nhiễm thứ cấp vào môi trường không khí. 

Bên cạnh đó, nhiều bãi chôn lấp vận hành không đúng kỹ thuật, không sử dụng hoá chất diệt côn trùng dẫn đến phát sinh ruồi muỗi, mùi hôi thối. Một số khu xử lý chất thải rắn không xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác làm nước tự bốc hơi và thấm vào lòng đất.

Dây chuyền xử lý rác thải bằng men vi sinh kết hợp sàng phân loại 

Tiến tới việc xử lý triệt để rác thải trên địa bàn, từ tháng 12/2021 công nghệ xử lý rác thải bằng men vi sinh kết hợp sàng phân loại được đưa vào hoạt động tại Khu xử lý rác phía Nam huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) tại xã Nga Văn, diện tích 3ha, với công suất xử lý rác từ 50-60 tấn/ngày. Công nghệ này được đơn vị Vệ sinh Môi trường Lam Sơn tìm hiểu, nghiên cứu và chế tạo thành công. 

Công nghệ ủ men vi sinh góp phần giảm mùi hôi và nước rỉ trong quy trình xử lý rác thải. Loại men này có giá thành rẻ, thân thiện với môi trường, lại phù hợp với tính chất rác ở Việt Nam, nó tiêu diệt hầu hết vi khuẩn có hại và gây mùi có trong rác, giúp làm khô, giảm độ ẩm trong rác từ 70-80%.

Cụ thể, quy trình công nghệ này gồm 3 công đoạn chính, trước tiên rác vận chuyển về phần lớn được chứa trong các túi PP hoặc PE nên phải có công đoạn xé bao bằng thiết bị chuyên dụng để thuận lợi cho công đoạn ủ men vi sinh, đảm bảo rác được tiếp xúc với vi sinh.

Rác thải được xử lý theo từng quy trình nhằm đảo bảo đúng hiệu quả

Tiếp đến là công đoạn ủ men vi sinh: Lúc này chế phẩm vi sinh hòa tan trong nước với tỷ lệ 1kg/100 lít nước/5 tấn rác), phun đều vào rác theo từng lớp. Rác được đánh đống ủ trong 40-50 ngày. Nhiệt độ trong đống rác trong thời gian ủ có thể lên tới 75-80 độ C, độ ẩm giảm đáng kể. Trọng lượng rác giảm khoảng 30-35%, thể tích đống rác giảm khoảng 35-40%.

Cuối cùng là thực hiện sàng phân loại: Rác sau ủ được đưa lên sàng phân loại qua băng tải, rác qua sàng được tách thành 3 loại: Mùn hữu cơ; rác thải vô cơ, nilon, nhựa và rác hữu cơ ko thể tái chế. Rác thải vô cơ đưa đi chôn lấp hoặc san lấp mặt bằng; nilon và nhựa đưa đi tái chế thành hạt nhựa; mùn hữu cơ đưa đi làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ phục vụ trồng trọt.

Mùn hữu cơ từ quá trình xử lý rác được sử dụng để bón cho cây trồng

Ngoài ra, rác sau khi ủ men đã tơi xốp hơn, rác không bị bết dính, đổ ẩm giảm, công suất tăng gần gấp đôi nhưng điện năng tiêu hao ít (khoảng 19,5KW/h). Đáng chú ý, dây chuyền được áp dụng hệ thống tự động hóa, giảm đáng kể nhân công. Sau những kết quả thu được ngoài sức mong đợi, đơn vị này sẽ tiếp tục nâng cấp công nghệ, tăng công suất, hướng tới mục tiêu đầu tư thêm từ 5-10 dây chuyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Qua thời gian hoạt động, công nghệ cho thấy được nhiều ưu điểm nổi bật như: Khu vực xử lý không mùi hôi, không ruồi, muỗi, không nước rỉ rác. Tỉ lệ thu hồi sản phẩm phụ cao, tỷ lệ rác phải chôn lấp và tỷ lệ rác phải đốt khá thấp. Rác có thể ủ ngoài trời, không cần mái che vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng của khâu ủ, không tác động xấu tới môi trường xung quanh.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline