Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 16:11

Tin nóng

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 21/11/2024

Cố GS. TS Mai Đình Yên – “Nhà ngư học” cống hiến trọn đời cho môi trường thiên nhiên xanh tươi

Thứ sáu, 05/05/2023 14:05

TMO - Cố Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Mai Đình Yên được mệnh danh là “Nhà ngư học” của Việt Nam với các công trình nghiên cứu về loài cá, đồng thời hướng dẫn hàng chục luận án tiến sĩ ngành Sinh học về đề tài cá.  

Cố GS. TS, Nhà giáo Nhân dân Mai Đình Yên (1933-2019) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà giáo, nhưng việc học hành từ nhỏ đã nhiều lần gián đoạn, có những thời gian như thời kỳ tản cư ông phải nghỉ ở nhà để tự đọc sách, tự mày mò học tập dưới sự giúp đỡ của bố. Con đường đến với khoa học của ông cũng gặp không ít những gian truân. Cố gắng, nỗ lực học tập hết mình nên thành tích mà ông đạt được khiến cho bạn bè không khỏi thán phục.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông được giữ lại làm trợ giảng rồi giảng viên chính của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cố Giáo sư đã có lần chia sẻ: “Ngay từ nhỏ tôi đã được tiếp xúc và ít nhiều chịu ảnh hưởng của phong cách đào tạo phương Tây. Nếu như bạn bè cùng thế hệ với tôi được cử đi đào tạo, nghiên cứu ở nước ngoài thì tôi chỉ ở trong nước và khẳng định mình bằng con đường tự học là chính”.

Cố GS. TS Mai Đình Yên – “Nhà ngư học” cống hiến trọn đời cho môi trường thiên nhiên xanh tươi. 

“Mấy chục năm gắn bó với giảng đường, lặng lẽ với công việc nghiên cứu và giảng dạy phần thưởng dành cho mình không chỉ là những tấm bằng khen, là những danh hiệu mà điều quan trọng hơn cả là sự tin yêu, kính trọng của các thế hệ học trò, sự cảm phục và sẻ chia của đồng nghiệp, bạn bè. Đó là tấm huy chương đẹp nhất, sáng nhất gắn lên ve áo của một người thầy giáo, một nhà khoa học”. Người ta gọi ông là “vua” cá, chính xác hơn là “vua” nghiên cứu về các loài cá như cá mè, cá trắm, cá chày, cá nước ngọt, cá nước lợ... Không chỉ có nghiên cứu, ông còn là thầy giáo hướng dẫn hàng chục luận án tiến sĩ ngành Sinh học về đề tài cá.

Trở thành giảng viên môn Động vật từ năm 1956, chỉ sau 4 năm công tác, bằng năng lực chuyên môn và khả năng của mình, cố GS. TS Mai Đình Yên đã được giao trọng trách làm chủ nhiệm Bộ môn Động vật học có xương sống. Sau đó không lâu, Cố Giáo sư kiêm trách nhiệm là Thư ký Hội đồng Khoa học Khoa Sinh học (Đại học Tổng hợp) từ năm 1964-1986. Năm 1964, cố Giáo sư Mai Đình Yên tham dự Hội thảo khoa học tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại đây, ông trình bày bản báo cáo khoa học “Khu hệ cá ở sông Hồng”, thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học uy tín trên thế giới. Từ những thành công bước đầu cố Giáo sư Mai Đình Yên đã tự mình tìm ra con đường tiếp cận với những thông tin khoa học tiên tiến trên thế giới bằng các báo cáo được gửi đến các hội nghị quốc tế.

Ông đã tham dự rất nhiều hội nghị khoa học trong khu vực và thế giới. Năm 1968, cố Giáo sư Mai Đình Yên đã dày công nghiên cứu, biên soạn xong cuốn giáo trình “ Sinh thái học động vật”. Cuốn sách này mở đầu cho trào lưu tiếp cận với những kiến thức về động vật của các nhà khoa học trên thế giới chứ không chỉ phụ thuộc vào kiến thức của Liên Xô và Trung Quốc.

Từ năm 1963-1975, cố Giáo sư Mai Đình Yên ngoài giờ lên lớp, ông còn cùng học trò và đồng nghiệp làm thí nghiệm tại các ao cá, quy hoạch các vườn quốc gia, xác định phân loại các loài động vật quý hiếm để đưa vào Sách Đỏ. Năm 1980, ông được phong học hàm Phó Giáo sư vì những đóng góp cho lĩnh vực khoa học Sinh học. Cố Giáo sư Mai Đình Yên lao động miệt mài cho khoa học, ngay cả khi nghỉ hưu ông vẫn cho rằng lao động là lẽ sống của mình. Thành quả của lao động khoa học của cố Giáo sư là những cuốn sách giáo khoa, sách chuyên khảo như: “Ngư loại học đại dương”; “Cơ sở khoa học môi trường”; “Cơ sở sinh thái học”; “Cơ sở sinh lý thái cá”; “Định loại các loài cá nước ngọt Việt Nam”...

Cố GS Mai Đình Yên (thứ 2 từ phải sang) nhận phần thưởng từ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. 

Khi biết thông tin, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội vừa trình UBND thành phố đề xuất “giải cứu” sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng. Theo đó, khi đã thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt hai bờ, sông Tô Lịch vẫn sẽ thiếu nước, không có dòng chảy, do vậy Công ty Thoát nước Hà Nội đề xuất thành phố xem xét phương án bổ cập nước từ sông Hồng.Khi sông Tô Lịch hằng ngày được bổ cấp nước sạch từ sông Hồng, có dòng chảy lưu thoát, tạo cảnh quan, Hà Nội có thể phát triển được một tuyến buýt đường thủy giúp giảm gánh nặng áp lực giao thông cho các tuyến đường bộ. Công ty Thoát nước Hà Nội còn đề xuất xây dựng đập ở cuối nguồn sông Tô Lịch, giúp điều tiết nước trên sông đạt độ cao nhất định, từ đó tàu thuyền và xe buýt đường thủy có thể lưu thông...

Với sự mẫn cán của một nhà khoa học, cố GS. TS Mai Đình yên phản biện đề án của Công ty Thoát nước Hà Nội. Ông cho rằng, làm sạch nước sông Tô Lịch là nguyện vọng cấp thiết, là nguyện vọng tha thiết của người dân Việt Nam. Nhưng làm sạch nước sông Tô Lịch bằng việc bổ trợ nước từ sông Hồng làm tăng dòng chảy phải được xem xét một cách thận trọng. Cố GS cho rằng, xử lý sông Tô Lịch phải rách riêng hồ Tây. Vì sông Tô Lịch và hồ Tây có lưu vực, dòng chảy và chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội khác nhau. Bên cạnh đó, hồ Tây là nơi đa dạng sinh học của khu vực đồng bằng Bắc Bộ được Thủ tướng phê duyệt là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nước nội địa cấp Quốc gia. Nếu dẫn nước sông Hồng vào sông Tô Lịch thì phải trả lời được câu hỏi: nước từ sông Hồng chảy vào sông Tô Lịch rồi sẽ đi đâu? Cố GS Mai Đình Yên lý giải: “ Trước đây, nhiều nhà khoa học đã đề cập đến vấn đề này, nếu “nước vào nước ra” thì sẽ tống nước xuống phía dưới (hạ nguồn), có nghĩa là khu vực Hà Nội sạch còn Hà Nam chịu bẩn. Trước đây, khi các dòng sông còn sạch thì việc đẩy nước từ nơi nhiều rác về nơi ít rác thì dòng sông có thể tự lọc sạch được vì lưu thủy vực cao. Nhưng hiện nay, sông Tô Lịch coi là sông chết không tự lọc sạch được, đồng thời khu vực sông ở Hà Nam (sông Đáy) cũng bắt đầu ô nhiễm nên không thể dùng cách này”.

Cố GS đề xuất: “Phải xây dựng hệ thống đường ống nước thải ở hai bên sông Tô Lịch, rồi đưa nước về nhà máy xử lý nước thải, lọc sạch thì mới xả tiếp xuống khu vực phía dưới. Tuy nhiên, để làm được điều này, có nghĩa là tách được nước thải khỏi sông Tô Lịch và để sông Tô Lịch trở thành một con sông có dòng chảy tự nhiên thì rất tốn kém... Kết luận ý kiến phản biện của mình, cố GS. TS Mai Đình Yên nhấn mạnh: “Làm được thì mới đúng là sông Tô Lịch còn không hiện nay sông Tô Lịch chỉ là con sông thoát nước thải Hà Nội”....

 

 

HT (ghi) 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline