Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 22:04

Tin nóng

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Thứ tư, 16/04/2025

Chuyển đổi xanh - giải pháp căn cơ góp phần giảm phát thải

Thứ ba, 07/01/2025 06:01

TMO - Biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, gây hậu quả khốc liệt, do đó, Việt Nam cần hành động nhanh hơn nữa, đồng thời triển khai thực hiện nghiêm cam kết về giảm phát thải và biến đổi khí hậu, hướng tới chuyển đổi xanh theo hướng tuần hoàn, bền vững.

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, những thách thức từ việc tăng cường tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan, như bão lũ, sóng thần, động đất ảnh hưởng con người, sinh vật, sản xuất, việc triển khai thực hiện nghiêm các cam kết về biến đổi khí hậu không chỉ là một lựa chọn cấp thiết mà còn là một xu hướng tất yếu để đảm bảo sự chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững.

Đặc biệt, tại Việt Nam, với những cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách vừa đáp ứng yêu cầu trong nước, vừa nỗ lực góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Do vậy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác này, thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Theo dự báo của Tổ chức Khí tượng thế giới, xu hướng gia tăng số vụ thiên tai và hình thái thời tiết cực đoan sẽ tiếp diễn; tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan, hạn hán ngày càng dày đặc và nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới trong 10 năm tới, đặc biệt tại những nước đang phát triển chịu nhiều rủi ro thiên tai.

Tại Việt Nam, trong những năm qua, các hiện tượng khí hậu cực đoan đã được ghi nhận với cường độ mạnh hơn, tần suất cao hơn, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp, nguy cơ ảnh hưởng các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Biến đổi khí hậu làm gia tăng rủi ro đối với tài sản, sinh kế và hạ tầng đô thị ở khu vực ven biển, gia tăng ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long, tăng nguy cơ lũ, lũ quét và sạt lở đất ở khu vực trung du, miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2022, biến đổi khí hậu cực đoan đã gây thiệt hại ước khoảng 10 tỷ USD. Dự báo biến đổi khí hậu sẽ là một trong các tác nhân làm suy giảm tốc độ tăng trưởng của nước ta, nếu không có các giải pháp ứng phó hiệu quả thì có thể tổn thất từ 2 đến 4,5% GDP. Mặc dù có nhiều thách thức, nhưng nếu có những giải pháp linh hoạt, phù hợp thì biến đổi khí hậu có thể là cơ hội để thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn; phát triển công nghiệp xanh và tạo việc làm mới.

Chuyển đổi sang nền nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao, thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch, thu hút nguồn lực tài chính và công nghệ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Theo Lãnh đạo Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia có trách nhiệm, thực chất và hiệu quả các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã tham gia 18 điều ước, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Tại COP26, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, giảm phát thải khí mê-tan 30% vào năm 2030 so với năm 2020. Việt Nam cũng đã tích cực triển khai Cơ chế phát triển sạch (CDM) và trở thành một trong bốn quốc gia có dự án đăng ký nhiều nhất sau Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề  của biến đổi khí hậu. (Ảnh minh hoạ). 

Đáng chú ý, triển khai thực hiện các cam kết tại COP26, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả COP26; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030; Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2000 và 2022 gửi Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan đã tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật ứng phó biến đổi khí hậu.

Các địa phương xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu; quán triệt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, từng bước thực hiện cam kết phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Nhiều địa phương tích cực triển khai các dự án nâng cao sức chống chịu khí hậu; đôn đốc doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải, phát triển các nhà máy điện rác, phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng tiết kiệm năng lượng. Một số chuyên gia về biến đổi khí hậu cho rằng, Việt Nam cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm.

Các giải pháp bao gồm như: Đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn xã hội về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn; tiếp tục kiện toàn, tăng cường nhân lực của tổ chức, bộ máy từ Trung ương đến địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp bối cảnh mới.

Đẩy mạnh thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với bảo đảm an ninh lương thực, phát triển hệ thống giao thông xanh; phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển hệ thống nông nghiệp thông minh phát thải thấp. Các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các cam kết tại COP26 với trọng tâm thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 trong các ngành, lĩnh vực.

Tập trung rà soát việc thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có việc thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) để tổng hợp phục vụ đánh giá nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu; đồng thời xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về vấn đề này gắn với chuyển đổi số của ngành và quốc gia; xây dựng hệ thống đăng ký quốc gia về quản lý hạn ngạch phát triển khí thải nhà kính và tín chỉ carbon...

Bên cạnh đó, bằng việc kịp thời ban hành hướng dẫn thực thi Luật, về cơ bản các khung chính sách mới về ứng phó với biến đổi khí hậu của Luật Bảo vệ môi trường đã có hành lang pháp lý để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của địa phương, doanh nghiệp đồng hành cùng cơ quan quản lý nhà nước trong việc giảm dần các nguồn năng lượng hóa thạch, xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đã tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế hướng tới phát triển bền vững, tiến tới phấn đấu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

 

Thanh Xuân

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline