Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 05:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Chú trọng ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm thiên tai

Thứ hai, 21/10/2024 12:10

TMO - Công nghệ số là một trong những giải pháp quan trọng trong việc cảnh báo, dự báo sớm giúp người dân chủ động ứng phó với thiên tai. Là tỉnh thường xuyên xảy ra bão lũ, Thừa Thiên-Huế đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của thiên tai hiện nay đặt ra yêu cầu ngày càng cao trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thừa Thiên - Huế là vùng liên tục gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai nên công tác phòng chống luôn được tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và thường xuyên.

 Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, sự phối hợp nhịp nhàng và chỉ đạo xuyên suốt của Trung tâm Khí tượng thủy văn, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, đặc biệt địa phương này đã chú trọng ứng dụng công nghệ số trong phòng chống, ứng phó với thiên tai, nên thời gian qua, Thừa Thiên-Huế đã hạn chế được tối đa thiệt hại về bão lũ gây ra, đây là điều cực kỳ quan trọng.

Với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, việc người dân được tiếp cận thông tin nhanh chóng qua nhiều phương tiện truyền thông đã tạo thuận lợi cho công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ứng dụng công nghệ trong phòng chống, cảnh báo sớm thiên tai được tỉnh Thừa Thiên-Huế đặc biệt quan tâm. Mới đây địa phương này đã đưa vào sử dụng trạm ra-đa mưa X-band và hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn, camera giám sát. Trước đó hệ thống 46 trạm đo mưa tự động phủ khắp địa bàn tỉnh cũng đang được tiếp tục đầu tư mở rộng.

Bên cạnh đó, phải kể đến hệ thống thông tin quản lý thiên tai tích hợp nhiều mô hình tính toán hiện đại, triển khai truyền tin cảnh báo thiên tai trên nền tảng internet ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, Big Data qua ứng dụng Huế-S của Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh.

Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã lắp đặt hàng chục hệ thống đo mưa tự động trên địa bàn. (Ảnh minh hoạ: VD).

Ngoài ra, còn có ứng dụng Vrain giám sát lượng mưa theo thời gian thực trên các thiết bị điện tử thông minh, công nghệ LoRa giao thức không dây truyền thông tầm xa, năng lượng thấp dùng cho các trạm cảnh báo ngập lụt tự động ở các khu vực thấp trũng, đông dân cư cùng Tổng đài cứu hộ cứu nạn 19001075 đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có thiên tai sự cố xảy ra. Thống kê trong những đợt mưa lớn, gây ngập sâu ở một số điểm vào năm 2023, Tổng đài 19001075 đã tiếp nhận hàng nghìn thông tin của người dân trên địa bàn đề nghị hỗ trợ sơ tán, nhiều người già, trẻ nhỏ cần can thiệp y tế khẩn cấp.

Ngay khi tiếp nhận các cuộc gọi, cơ quan chức năng đã phối hợp địa phương hỗ trợ, ứng cứu kịp thời. Còn với ứng dụng Hue-S, người dùng khi cài đặt ứng dụng trên điện thoại sẽ nhận được các cảnh báo trên bản đồ ngập lụt, mực nước tại các sông, bản tin cảnh báo mưa lũ hoặc có thể truy cập hệ thống camera tại các vị trí thường xuyên xảy ra ngập sâu.

 Các thông tin luôn được cập nhật liên tục để người dân nắm rõ nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn. Theo nhiều người dân ở Huế, nhờ ứng dụng công nghệ cũng như mạng xã hội trong việc dự báo bão lũ đã giúp mọi người nắm bắt thông tin để phòng ngừa cũng như có phương án đối phó một cách kịp thời.

Nhận định từ một số người dân, ứng dụng Hue-S rất thuận tiện và quan trọng vì mọi thông tin đều được báo về điện thoại của người cài đặt. Nhờ ứng dụng, những trận mưa lớn, thủy điện xả lũ đều được thông báo trước và sớm để người dân có thể mua thức ăn dự trữ, di chuyển phương tiện đến nơi cao ráo cũng như chuẩn bị các phương án dự phòng khác.

Thông tin từ đại diện Chi cục Thủy lợi tỉnh Thừa Thiên-Huế cho rằng, với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ, chuyển đổi số, công tác dự báo, cảnh báo sớm thiên tai ngày càng hiệu quả hơn. Nhờ đó, các ngành, đơn vị địa phương có đầy đủ thông tin để chỉ đạo, điều hành, giúp người dân hạn chế thấp nhất các rủi ro, thiệt hại, đặc biệt là thiệt hại về người.

Đặc biệt, việc kết nối phòng họp trực tuyến của Ban Chỉ huy phòng, chống tiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia trong các cuộc họp trực tuyến khẩn đã góp phần thông tin nhanh chóng kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành từ xa.

Tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng diễn ra với mức độ khốc liệt, bất thường, khó đoán định, có thể vượt xa sự chuẩn bị ứng phó của các cấp chính quyền và cộng đồng. Do đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong dự báo, cảnh báo kịp thời tới chính quyền, người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ các địa phương, đơn vị chủ động hơn trong việc triển khai các phương án ứng phó ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Đồng thời, giúp người dân nắm bắt tình hình thiên tai để chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại.

Có thể thấy, nhờ khoa học và công nghệ, công tác dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày càng sát với tình hình thực tiễn, nhanh chóng và tiện lợi, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác chỉ đạo điều hành của các cấp quản lý nhà nước.

 

Hữu Thiện

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline