Hotline: 0941068156

Thứ ba, 28/01/2025 09:01

Tin nóng

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 28/01/2025

Chú trọng quản lý, bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm

Thứ bảy, 02/11/2024 04:11

TMO - Tỉnh Bình Phước được đánh giá là một trong số những địa phương có tính đa dạng sinh học cao tại Việt Nam. Đặc biệt, địa phương này có nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm được bảo vệ tại Vườn quốc gia Cát Tiên và Vườn quốc gia Bù Gia Mập, do đó, Bình Phước khuyến khích, vận động người dân “Nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép”.

Theo báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận được khoảng 50.000 loài sinh vật, song, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, một số loài động thực vật, đặc biệt là động vật nguy cấp, quý hiếm đã và đang bị đe dọa tuyệt chủng bởi nạn săn bắt, buôn bán trái phép, mất môi trường sống hoặc môi trường sống bị tác động và suy giảm... Đây là vấn đề đặt ra cho công tác bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam.

Đối với riêng tỉnh Bình Phước, theo báo cáo, hiện địa phương có gần 56.000 ha rừng tự nhiên, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học cao. Trong đó, nhiều loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đang được bảo vệ tại Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên và VQG Bù Gia Mập.

Trong nhiều năm qua, cùng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước luôn quan tâm chỉ đạo sát sao đến các vấn đề môi trường, bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và các loài động vật hoang dã (ĐVHD) nhằm góp phần tích cực trong cải thiện chất lượng và số lượng tài nguyên thiên nhiên; giảm nhiều nguy cơ suy thoái tài nguyên môi trường và tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật hoang dã quý, hiếm. Thông tin từ Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước, mỗi năm địa phương này tiếp nhận, cứu hộ từ 80 đến 100 động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm do người dân chủ động giao nộp và thả về môi trường tự nhiên.

 Để công tác bảo tồn, bảo vệ động vật hoang dã thực sự hiệu quả, rất cần sự chung tay của toàn xã hội. Trong đó nói không với sử dụng ĐVHD trái phép sẽ tạo được làn sóng thay đổi mạnh mẽ khi toàn thể người dân cùng chung tay, đoàn kết thực hiện. Còn theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước, việc quản lý về ĐVHD trong thời gian qua, bên cạnh những thuận lợi vẫn gặp nhiều khó khăn; nhiều vi phạm ngày càng tinh vi trong việc vận chuyển, buôn bán.

Đặc biệt các đối tượng dùng súng tự chế vào rừng săn bắn có thể rất manh động, gây nguy hiểm cho lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng; lực lượng kiểm lâm quản lý trên địa bàn rộng, công tác phối hợp kiểm tra các tụ điểm về động vật hoang dã chưa được thường xuyên...

Việc ngăn chặn các đối tượng có sử dụng vũ khí, thậm trí có cả vũ khí quân dụng ở trong rừng là rất nguy hiểm cho lực lượng bảo vệ rừng, trong trường hợp mà các đối tượng vi phạm cố tình chống đối thì hậu quả xảy ra cho lực lượng này khó mà lường trước được, trong khi hiện nay các lực lượng này không được trang bị vũ khí quân dụng để trấn áp, tự vệ và chế độ đặc thù cũng không được hưởng, dẫn đến tư tưởng và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách cũng phần nào bị dao động, ảnh hưởng.

(Ảnh minh hoạ).

Tuy nhiên, với sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Phước cũng như Ban quản lý các khu rừng, đặc biệt là VQG Bù Gia Mập và VQG Cát Tiên, thời gian gần đây, việc ngăn chặn việc săn bắn ĐVHD đã có kết quả rõ rệt.

Cụ thể, trong khoảng thời gian 04 tháng trở lại đây, lực lượng Kiểm lâm của Vườn đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý 04 vụ vi phạm có liên quan đến hành vi của người dân mang súng vào rừng để săn bắn động vật rừng trái pháp luật, trong đó có 05 khẩu súng và 01 cá thể Tê tê đã được cơ quan Công an tiếp nhận, xử lý, 01 vụ đã khởi tố vụ án hình sự.

Bên cạnh đó, Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bù Gia Mập cũng chia sẻ một số giải pháp bảo vệ rừng theo phương châm "bảo vệ rừng tận gốc". Các lực lượng cần xác định những khu vực nào có nguy cơ bị xâm hại cao để đóng chốt tuần tra, bảo vệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác tuần tra, bảo vệ rừng; đơn vị chủ rừng trên địa bàn và các đơn vị giáp ranh cần phối hợp chặt chẽ, thông tin trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau...Để bảo vệ động vật hoang dã, các đơn vị cũng cần dựa thêm vào các trưởng bản, già làng để tuyên truyền đến nhân dân, đặc biệt trẻ em nhận thức về bảo vệ ĐVHD.

Với việc “Bình Phước nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép” đánh dấu sự khởi động chuỗi sự kiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước, thể hiện tinh thần đoàn kết và chung tay quyết tâm thực hiện mục tiêu với các nội dung: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các thông điệp sâu rộng để thay đổi nhận thức, tư duy và hành vi đối với ĐVHD chung tay bảo tồn đa dạng sinh học; Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát ngăn chặn triệt để vi phạm săn, bẫy, bắt, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, quảng cáo, sử dụng ĐVHD trái phép và các sản phẩm của chúng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cam kết cần gắn liền với hành động thực tiễn; tại mỗi cơ quan, đơn vị đưa nội dung thực hiện cam kết vào thi đua cá nhân, có khen thưởng, động viên kịp thời bên cạnh đó cũng có những hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh với những trường hợp vi phạm.

Việc bảo vệ các loài ĐVHD là mắt xích quan trọng trong việc giữ lại sự ổn định của tự nhiên, hạn chế được rất nhiều những thiên tai mà tự nhiên gây ra cho con người, tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Nói không với sử dụng ĐVHD trái phép sẽ tạo được làn sóng thay đổi mạnh mẽ khi toàn thể người dân cùng chung tay, đoàn kết thực hiện. Từ đó, góp phần bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học trong tự nhiên.

 

Nguyễn Tú

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline