Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 15:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Chế phẩm xua đuổi, phòng trừ côn trùng

Thứ hai, 13/11/2023 04:11

TMO - Các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã được cấp bằng độc quyền sáng chế số 36318 “Chế phẩm xua đuổi và phòng trừ côn trùng”. Việc khai thác sáng chế này sẽ đem lại một hướng đi mới thân thiện với môi trường và hiệu quả kinh tế hơn cho hoạt động phòng trừ dịch bệnh, bảo quản lương thực... 

Sáng chế “Chế phẩm xua đuổi và phòng trừ côn trùng” đề xuất chế phẩm mới có nguồn gốc thảo mộc, có tác dụng phòng trừ và xua đuổi các loài côn trùng, đặc biệt là muỗi Aedes aegypti là tác nhân trung gian lan truyền các bệnh nguy hiểm cho con người và động vật như sốt xuất huyết Dengue, sốt vàng da, vius Zika gây dị tật đầu nhỏ của thai nhi v.v... Ngoài ra, chế phẩm còn có tác dụng phòng trừ và xua đuổi các loài mối gây hại cho công trình xây dựng, kho lưu trữ tài liệu, thư viện; các loài kiến, các côn trùng ký sinh trên da vật nuôi.

Trên thế giới, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung tìm kiếm các hoạt chất có khả năng diệt ấu trùng các loài muỗi truyền bệnh (bọ gậy trong môi trường nước), trong khi các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên có khả năng phòng trừ và xua đuổi côn trùng trưởng thành, đặc biệt là các hợp chất an toàn khi sử dụng trên người, có phổ tác dụng rộng với nhiều loài côn trùng chưa được nghiên cứu nhiều.

Côn trùng là lớp chiếm số lượng lớn nhất trong giới động vật, chiếm gần 80% các loài động vật trên trái đất, trong đó 10.000 loài được coi có hại hoặc gây nguy hiểm cho con người. Chúng thường gây nguy hiểm với 2 nhóm chính: trong y tế là các vectơ truyền bệnh cho người và động vật; trong nông nghiệp: chúng phá hoại mùa màng (50% nguyên nhân gây mất mùa lúa là do côn trùng, gây thất thu 1/3 vụ ngô, và gần 1/5 mùa lúa mỳ) (theo Riba và Silvy, 1989). Các loài côn trùng gây hại phổ biến quanh con người có thể kể đến như ruồi, muỗi, kiến, gián, mối…

Chúng không những gây nhiều phiền toái cho cuộc sống con người khi chúng xuất hiện với số lượng lớn, mà còn là tác nhân trung gian lan truyền các mầm bệnh nguy hiểm cho con người và động vật… Trong số đó, muỗi là tác nhân nguy hiểm nhất, chúng là tác nhân lan truyền nguồn bệnh để gây ra các dịch bệnh lớn trên thế giới và Việt Nam (sốt rét, sốt xuất huyết,…). Do vậy, từ lâu trên thế giới đã hình thành và phát triển hướng nghiên cứu nhằm tìm kiếm các chất (cả tự nhiên và tổng hợp) nhằm tiêu diệt hoặc xua đuổi côn trùng.

Ảnh minh họa. 

Theo sáng chế, chế phẩm được điều chế từ hỗn hợp với tỷ lệ nhất định của một số tinh dầu của các loài cây hiện có ở Việt Nam, gồm tinh dầu các loài Giổi chanh (Magnolia citrata), Tràm gió (Melaleuca cajuputi), Bạc hà á (Mentha arvensis), Sả chanh (Cymbopogon citratus), hỗn hợp có chứa các thành phần chính như: linalool, sabinene, citronelal, neral, geranial, citral đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có khả năng xua đuổi côn trùng. Việc phát hiện các hợp chất này có trong cây Giổi chanh (Magnolia citrata) chưa từng được đề cập trong các giải pháp đã biết.

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu môi trường sinh địa hóa, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã cùng nhau thử nghiệm một giải pháp mới với mục tiêu giảm đến mức thấp nhất lượng hóa chất phải sử dụng để kiểm soát ruồi, muỗi hay côn trùng, tăng tính an toàn khi sử dụng; bảo vệ môi sinh và sức khỏe cộng đồng, phổ tác động rộng với hầu hết các loài côn trùng. Chế phẩm mới có nguồn gốc thảo mộc, tác dụng phòng trừ và xua đuổi nhiều loài côn trùng, đặc biệt là muỗi Aedes aegypti - tác nhân trung gian lan truyền các bệnh nguy hiểm cho con người và động vật như sốt xuất huyết Dengue, sốt vàng da, vius Zika,… nhưng an toàn cho da của trẻ em và người lớn, thân thiện với môi trường.

Chế phẩm có phổ tác dụng rộng, ngoài việc phòng trừ và xua đuổi côn trùng gây bệnh như muỗi truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da, bệnh do virus Zika; bọ chét truyền bệnh dịch hạch,…; chế phẩm còn sử dụng hiệu quả phòng trừ các ký sinh trùng trên da của vật nuôi, bảo vệ các kho lưu trữ tài liệu, thư viện trước sự phá hại của tác nhân sinh học (mối, kiến),…

Theo nhóm nghiên cứu, chế phẩm là minh chứng cho việc sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên dược liệu hiện có của Việt Nam để sản xuất chế phẩm sinh học có tác dụng xua đuổi và phòng trừ côn trùng. Các chất chiết xuất từ thực vật và tinh dầu cung cấp những giải pháp bổ sung để quản lý sâu bệnh hại, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Do tác động bất lợi của thuốc trừ sâu tổng hợp đối với môi trường và sức khỏe con người, cần phải xây dựng các chiến lược kiểm soát thay thế để giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu.

 

 

Thu Hồng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline