Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 06:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Cân đối đủ nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội

Chủ nhật, 15/01/2023 08:01

TMO - Tỉnh Bình Thuận hướng đến mục tiêu mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nguồn nước bảo đảm công bằng, hợp lý. Chủ động tích trữ, điều hòa, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nước, gắn với bảo đảm an toàn đập, hồ chứa. Bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước.

Bình Thuận là tỉnh nằm trong vùng khô hạn của cả nước, những năm qua, việc bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và an toàn đập, hồ chứa nước luôn được các cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành chức năng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm quốc phòng an ninh. Đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng ngành nước từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp, khai thác, sử dụng hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả đạt được, yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước còn nhiều hạn chế đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải của một số cơ sở sản xuất, nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư, khai thác giếng khoan quá mức, làm xâm nhập mặn. Ngoài ra, một số công trình thủy lợi xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, gây nguy cơ mất an toàn đập…

Trước tác động của biến đổi khí hậu, UBND tỉnh Bình Thuận triển khai nhiều giải pháp chú trọng đến các công trình thủy lợi nhằm điều tiết nguồn nước hợp lý. Ảnh: TTX  

Theo Chương trình hành động, Bình Thuận đặt mục tiêu bảo đảm số lượng, chất lượng nguồn nước phục vụ dân sinh trên địa bàn tỉnh trong mọi tình huống. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước phục vụ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu… Cụ thể đến năm 2025, phấn đấu có 95% hộ gia đình ở thành thị và 60% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất, cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.

Địa phương này phấn đấu đến năm 2030 sẽ cân đối đủ nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn. Toàn tỉnh hoàn thành việc sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ theo kế hoạch; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2045 sẽ chủ động được nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn; dự báo, cảnh báo dài hạn để xử lý ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Tỉnh sẽ kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước, an ninh nguồn nước tại các lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về nước bảo đảm đồng bộ, thống nhất.

Địa phương này đầu tư khép kín, hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm chủ động trữ nước, điều hòa, phân phối nguồn nước trong tỉnh. 

Để đạt được những mục tiêu này, Tỉnh ủy Bình Thuận nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới. Đồng thời, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Tỉnh Bình Thuận sẽ tranh thủ nguồn vốn Trung ương và huy động nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân để tiếp tục đầu tư, nâng cấp, cải tạo và kiến cố hóa các công trình thủy lợi theo quy hoạch. Đầu tư khép kín, hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm chủ động trữ nước, điều hòa, phân phối nguồn nước trong tỉnh, chú ý đúng mức việc đầu tư hệ thống kênh mương cấp II, cấp III, tránh thất thoát nước, tiết kiệm diện tích đất làm công trình thủy lợi.

Bên cạnh đó, tỉnh khẩn trương triển khai thủ tục để đầu tư xây dựng hồ La Ngà 3, hồ Ka Pétl rà soát đánh giá lại dự án công trình Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân để điều chỉnh cho phù hợp. Tỉnh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thủy lợi để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng; xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động các công trình cấp, thoát nước sinh hoạt nông thôn, đô thị, ưu tiên đầu tư cho khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn tỉnh sẽ thực hiện giải pháp tích trữ nước quy mô nhỏ, hộ gia đình phục vụ sinh hoạt và sản xuất; rà soát chính sách hỗ trợ đầu tư hồ, bể dự trữ nước cho người dân các vùng thiếu nước, nhất là trong mùa khô.

Tổ chức lại các ngành sản xuất sử dụng nhiều nước, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp bảo đảm phù hợp với điều kiện nguồn nước ở từng vùng, từng địa phương. Cần ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn. Thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất để giảm thất thoát, lãng phí nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa và các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Song song, làm tốt công tác phòng, chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu…

Tỉnh ủy Bình Thuận đề nghị các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy cần tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền nội dung Kết luận số 36- KL/TW và Chương trình hành động này đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. 

Mới đây, UBND tỉnh ban hành Danh mục 189 hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận gồm: 69 hồ, 86 bàu, 24 đập dâng, 6 tum, 1 khe, 1 bưng, 1 hục và 1 khu rừng ngập mặn. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường công bố Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh đến các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê, cập nhật và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan có trách nhiệm trong công tác phối hợp quản lý, bảo vệ, rà soát, thống kê, cập nhật, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. UBND các huyện, thị xã, thành phố, rà soát, thống kê, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) điều chỉnh, bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ không để xảy ra hoạt động san lấp hồ, ao, đầm phá trái phép trên địa bàn theo quy định; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

Nguyễn Mai 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline