Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 16:11

Tin nóng

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 21/11/2024

Cà phê đường tàu: Điểm dừng chân ‘thú vị’ nhưng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn

Thứ sáu, 25/10/2024 21:10

TMO - Cà phê đường tàu vẫn giữ vị trí là điểm đến độc đáo, hấp dẫn đông đảo du khách trong và ngoài nước, góp phần cải thiện cảnh quan và giảm ô nhiễm dọc hành lang đường tàu. Tuy vậy, sự tấp nập của các quán xá hai bên đường không chỉ gây ách tắc giao thông mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và hệ lụy nghiêm trọng.

Phố “Đường tàu” Phùng Hưng (Hà Nội), thực chất là tuyến đường sắt được người Pháp xây dựng từ năm 1901, chạy dọc phía bên các nhà chẵn của phố Phùng Hưng. Trong vài năm gần đây, trào lưu cà phê đường tàu, đặc biệt tại đoạn cắt ngang phố Trần Phú đến Phùng Hưng, đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ du khách khắp nơi nhờ mang lại trải nghiệm mới lạ và cơ hội chụp những bức ảnh độc đáo. Không chỉ nổi bật với sự khác biệt, nơi đây còn nhiều lần xuất hiện trên các trang tin quốc tế, góp phần làm nên danh tiếng của một điểm đến độc đáo giữa lòng Hà Nội.

Daniel, một du khách người Pháp, chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ được trải nghiệm việc ngồi gần đường tàu đến thế này, và cũng chưa từng thấy nơi nào có điều tương tự. Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam, và trải nghiệm này thực sự khiến tôi rất thích thú, nó vô cùng đặc biệt."

“Tôi được bạn bè giới thiệu về địa điểm này và thực sự cảm thấy ấn tượng. Những ngôi nhà nằm sát ngay bên cạnh đường tàu tạo nên một khung cảnh rất đặc biệt. Ngồi trên tầng và ngắm đoàn tàu chạy qua là một trải nghiệm vô cùng thú vị, khiến tôi cảm thấy vô cùng thích thú” - Clara, du khách người Anh, cho biết.

Ngay từ sáng sớm, rất nhiều khách du lịch đã tới phố Đường tàu Phùng Hưng để chụp ảnh check-in.

Trước đây, khi khu phố đường tàu chỉ là một khu dân cư nhỏ hẹp và yên bình với tuyến đường sắt cổ, nơi này khá nhếch nhác, nguy cơ ô nhiễm bởi tình trạng rác thải xả bừa bãi. Người dân vô tư bỏ lại từ cốc nhựa, ống hút đến bao bì thực phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của cộng đồng xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay, khi cà phê đường tàu xuất hiện nhà cửa xung quanh đường tàu được chỉnh trang sạch đẹp và khang trang hơn, tình trạng rác thải cũng được người dân kiểm soát và xử lý kịp thời.

Các chủ quán cà phê tại đây đã có ý thức hơn khi cung cấp thùng rác riêng, chủ động nhắc nhở khách giữ vệ sinh. Tại đây, không chỉ các hộ kinh doanh mà người dân cũng thường xuyên quét dọn, phân loại rác và thu gom rác đúng nơi quy định. Nhờ vào nỗ lực chung, phố đường tàu luôn sạch sẽ, thoáng mát. Cà phê đường tàu ngày nay đã khoác lên mình một diện mạo mới, sạch sẽ và gần gũi hơn.

Bà Oanh (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Hồi trước chỗ này vắng vẻ lắm, rác rưởi khắp nơi, chuột chạy lung tung, chẳng mấy ai qua lại. Từ ngày có người mở kinh doanh, đường sá gọn gàng, sạch sẽ hơn”.

Trước kia, hai bên đường tàu từng là điểm tập kết rác thải của người dân, khu vực này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giữ gìn trật tự. 

Những ngôi nhà tại khu vực này đã được cơi nới và sửa sang, tạo diện mạo mới mẻ và gọn gàng hơn. Tình trạng rác thải tràn lan cũng không còn, nhờ các hộ kinh doanh chủ động dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh đô thị. Nhờ đó, không gian nơi đây đã trở nên sạch sẽ, thoáng đãng và ngăn nắp.

Thu hút đông đảo khách du lịch và mang lại lợi ích kinh tế cho người dân sống hai bên hành lang đường tàu, nhưng nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Dù cà phê đường tàu được nhiều người coi là trải nghiệm mới lạ và độc đáo, nhưng đây chưa thể được xem là một sản phẩm du lịch văn hóa thực thụ dành cho du khách khi đến Việt Nam. Việc đảm bảo an toàn cho những người đến đây săn lùng các bức ảnh "sống ảo" vẫn là một dấu hỏi lớn, bởi những nguy hiểm tiềm ẩn vẫn chưa được kiểm soát triệt để.

M. Hương, sống tại quận Hà Đông, chia sẻ: “Theo mình, văn hóa phải đi đôi với những giá trị đẹp đẽ và đúng đắn. Hà Nội nên được du khách ghi nhớ bởi nét đẹp văn hóa, sự thanh lịch và văn minh của con người, chứ không phải vì một trải nghiệm mạo hiểm như thế này”.

Hành lang đường tàu và quán cafe chỉ cách nhau chưa tới 2m, không gian hẹp và nhỏ, không đủ để giữ khoảng cách an toàn cho khách du lịch.

Theo quan sát, khu vực quanh đường sắt được trang bị nhiều biển báo và rào chắn cảnh báo nguy hiểm bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Dọc tuyến đường, tín hiệu và đèn cảnh báo được lắp đặt để nhắc nhở người dân và du khách luôn cẩn trọng. Các hộ kinh doanh tại đây cũng cho biết, họ đã ký cam kết với chính quyền địa phương về việc đảm bảo trật tự và an toàn giao thông đường sắt.

Chị Hân (quận Hai Bà Trưng) cho biết: “Mỗi lần tàu đến, chủ quán đều nhắc mọi người ngồi sát vào trong nhà để đảm bảo an toàn. Nhưng thật ra, chuyện này còn tùy vào ý thức của mỗi người. Nhiều người cứ bất chấp nguy hiểm, lao ra chụp ảnh để câu like, câu view trên mạng xã hội thì khó nói lắm”.

Những rào chắn được dựng lên rất nhiều nhằm công tác tuyên truyền và nhắc nhở người dân cũng như du khách.

Xung quanh đường sắt có rất nhiều những biển cảnh nhưng vẫn còn rất nhiều người phớt lờ và cố ý vi phạm.

Các chủ quán kinh doanh đã kê bàn ghế sát vào nhà nhưng nhiều du khách vẫn còn tự do đi lại trên đường ray tàu để chụp ảnh và ghi hình.

Tuyến phố này tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng ách tắc giao thông tại các khu vực giao giữa Phùng Hưng, Lý Nam Đế và Trần Phú. Vào giờ cao điểm, nhất là các buổi tối cuối tuần, dòng du khách đổ về dạo chơi và ngồi chật kín hai bên đường khiến khu vực này thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc.

Trên thực thế, chính quyền địa phương đã nhiều lần lập rào chắn và cấm hoạt động kinh doanh tại khu vực cà phê đường tàu do không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do khu vực này có nhiều ngõ nhỏ thông sang các tuyến đường khác, các chủ quán vẫn dễ dàng đón khách mà không cần qua các chốt kiểm soát của chính quyền, khiến việc thực thi lệnh cấm trở nên khó khăn hơn.

Nhiều người dân xung quanh cũng tích cực giới thiệu và dẫn dắt du khách nước ngoài vào các quán cà phê đường tàu, nhằm tận dụng cơ hội thu hút khách và gia tăng lợi nhuận cho các chủ quán.

Hiện nay, mô hình kinh doanh cà phê đường tàu vẫn gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn cho đường sắt. Nhiều người cho rằng hành lang đường sắt chỉ nên được sử dụng cho mục đích vận hành tàu, thay vì trở thành nơi kinh doanh. Một bộ phận người dân phản đối việc lợi dụng sự tò mò và thích thú của du khách để kiếm lợi, họ nhấn mạnh rằng cần dẹp bỏ loại hình kinh doanh này, vì những hệ lụy tiềm ẩn, đặc biệt là nguy cơ đe dọa đến tính mạng của du khách và cả những hành khách trên các đoàn tàu khi đi qua khu vực này.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác từ góc độ phát triển du lịch lại cho rằng cà phê đường tàu là một điểm nhấn độc đáo, có tiềm năng thu hút du khách nhờ vào sự tò mò và mong muốn trải nghiệm mới lạ, chính cà phê đường tàu đã góp phần nâng cao ý thức vệ sinh môi trường của người dân quanh đây. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu có các biện pháp quản lý phù hợp và người dân phối hợp chặt chẽ với chính quyền để đảm bảo an toàn, nơi này có thể trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn, góp phần kích cầu và thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

Dù còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng cả người dân kinh doanh và du khách tham quan tại khu vực cà phê đường tàu cần phải tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật vừa để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hành lang giao thông đường sắt, vừa giữ gìn vệ sinh và cảnh quan môi trường, không thể lợi dụng sự tò mò của du khách để bất chấp quy định và đặt tính mạng con người vào nguy hiểm. Mô hình cà phê đường tàu tại Hà Nội đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng, với những cơ chế và chính sách đặc thù, nhằm vừa phát huy tiềm năng du lịch, vừa đảm bảo an toàn cho cả du khách và người dân. Việc tuân thủ nghiêm các quy định không chỉ thể hiện sự nghiêm minh của chính quyền trong việc duy trì trật tự, văn minh cho đô thị mà còn góp phần xây dựng hình ảnh Hà Nội an toàn, hiện đại trong mắt bạn bè quốc tế.

 

 

Nguyệt Phương

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline