Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 07/07/2024 23:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Chủ nhật, 07/07/2024

Cà Mau phát huy tối đa thế mạnh ngành nuôi tôm

Chủ nhật, 26/05/2024 07:05

TMO - Cà Mau là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về nuôi tôm, chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước. Địa phương này đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển ngành tôm địa phương trở thành trung tâm lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Đồng bằng sông Cửu Long là thủ phủ nghề nuôi tôm của Việt Nam, diện tích nuôi tôm đạt hơn 700.000 ha, sản lượng đạt khoảng 700.000 tấn (chiếm khoảng trên 90% về diện tích và 95% về sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước). Trong đó, Cà Mau là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về nuôi tôm, với diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiếm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước.

Nuôi tôm của Cà Mau đã phát triển khá nhanh trong thời gian qua với nhiều loại hình nuôi khác nhau, góp phần tăng sản lượng và giá trị ngành tôm. Tỉnh đang triển khai các loại hình nuôi tôm như: nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh; nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm - lúa, tôm - rừng, tôm quảng canh kết hợp. Xác định được tầm quan trọng của liên kết chuỗi nuôi tôm, trong suốt thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã không ngừng thúc đẩy các mối liên kết chuỗi giá trị nhằm đưa ngành tôm phát triển theo hướng ổn định, bền vững.

Theo đó, từ năm 2018 đến nay, ngành nông nghiệp Cà Mau đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân xây dựng, hình thành vùng nuôi tôm được cấp chứng nhận hữu cơ, sinh thái (trong nước và quốc tế), với sự tham gia của 7 công ty chế biến, xuất khẩu thủy sản vào chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm với tổng diện tích hơn 23.000 ha/4.000 hộ. Trong đó vùng nuôi tôm rừng 22.600 ha, tôm lúa 565 ha. Sản lượng hàng năm đạt khoảng từ 8.000 - 10.000 tấn.

Cà Mau là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về nuôi tôm, chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước.  

Ngành tôm Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhiều năm liền, dẫn đầu về diện tích, sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2022, ngành tôm đóng góp khoảng 88,78% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1.070 triệu USD. Đến cuối năm 2023, sản lượng tôm nuôi ước đạt 233.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD. Hiện tôm Cà Mau được xuất khẩu sang 5 thị trường lớn nhất gồm: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Với mục tiêu phát triển ngành tôm địa phương trở thành trung tâm lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, Cà Mau sẽ tổ chức sản xuất với những mô hình phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng ngành tôm của địa phương. Qua đó, đưa sản phẩm tôm của địa phương có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái, từ đó mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh và đất nước.

Tỉnh Cà Mau cũng đề mục tiêu cụ thể mà địa phương hướng đến là đến năm 2025 sẽ nâng giá trị kinh ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD; đến năm 2030 là khoảng 1,65 tỷ USD, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là 6 tỷ USD. Dự kiến, tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành tôm đến năm 2030 là khoảng 20.000 tỷ đồng. Trong phương án mà tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt cũng nêu cụ thể các tiêu chí lựa chọn vùng nuôi phù hợp với từng loại hình nuôi, nhằm để phát triển ngành tôm phát triển bền vững.

Địa phương này nuôi tôm an toàn sinh học theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên phát triển nuôi tôm siêu thâm canh, tôm - lúa, tôm - rừng, nuôi tôm sinh thái... 

Ngoài quy hoạch phương án phát triển hệ thống sản xuất và cung ứng tôm giống chất lượng cao, tỉnh Cà Mau đề ra phương án nâng cao năng lực chế biến hiện đại, bảo vệ môi trường… phấn đấu đến năm 2030, sản lượng chế biến thủy sản sẽ đạt 176.000 tấn thành phẩm. Đặc biệt, địa phương còn hướng đến việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng lên 75-80%, giảm mạnh tỷ lệ các sản phẩm sơ chế còn dưới 20-25%. Đồng thời, giữ vững và phát triển các thị trường truyền thống cũng như mở rộng và phát triển các thị trường tiềm năng khác. Trong đó, đến năm 2030, cơ cấu thị trường EU khoảng 17%; thị trường Nhật Bản khoảng 20%; thị trường Mỹ khoảng 20%; thị trường Trung Quốc và các thị trường khác khoảng 43% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Song song đó, địa phương cũng xây dựng khu phức hợp thủy sản là đô thị thủy sản kiểu mẫu, nơi có thể cung cấp nhà ở cho cán bộ, chuyên gia, người lao động làm nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản; khu tái định cư cho người dân cần di dời để xây dựng vùng nuôi tôm siêu thâm canh; trung tâm kiểm định con giống chất lượng cao; trung tâm dịch vụ logistic, sàn giao dịch trong nước và quốc tế về thủy sản.

Theo đó, tỉnh Cà Mau dự kiến sẽ có 2 khu phức hợp thủy sản được xây dựng, gồm: khu phức hợp thủy sản Năm Căn, huyện Năm Căn, với 190ha và khu phức hợp thủy sản Tân Thuận, huyện Đầm Dơi với diện tích là 178ha. Hiện tại, Việt Nam là một trong những nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới và nằm trong top 4 thế giới về xuất khẩu cùng với các nước Ecuador, Ấn Độ và Indonesia; trong đó, Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh khoảng 303.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là khoảng 280.000 ha với tổng sản lượng tôm ước đạt 243.000 tấn.

Năm 2024, Cà Mau phấn đấu giữ ổn định diện tích nuôi tôm và sản lượng, bên cạnh đó là phát triển loại hình nuôi tôm phù hợp với từng vùng sinh thái để ứng dụng khoa học công nghệ mới và áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Cụ thể, giữ vững diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh 6.800 ha; diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 187.000 ha. Đồng thời, xây dựng nuôi tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên phát triển nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi tôm quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2, 3 giai đoạn, tôm - lúa, tôm - rừng, nuôi tôm sinh thái, tôm hữu cơ.../

 

 

Mai Ngọc 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline