Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 17:04

Tin nóng

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Thứ tư, 16/04/2025

Cà Mau khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô

Thứ ba, 15/04/2025 12:04

TMO - Tỉnh Cà Mau có hơn 1.300 hộ dân còn thiếu nước sạch để sinh hoạt trong mùa khô, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Thới Bình và U Minh. 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh hiện có khoảng 220.000 hộ vùng nông thôn. Trong số này, có khoảng 180.000 hộ sử dụng nước từ các giếng khoan riêng lẻ quy mô hộ gia đình và trữ nước mưa để sinh hoạt. Còn lại khoảng 40.000 hộ dân (khoảng 18% số hộ vùng nông thôn) sử dụng nước sinh hoạt từ các trạm nước do Nhà nước đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau.

Tuy nhiên, hiện đang có khoảng 55% số công trình nước phục vụ cho 14.000/40.000 hộ dân nông thôn sử dụng nước từ công trình tập trung bị xuống cấp, cần phải sửa chữa, nâng cấp, cải tạo. Nguyên nhân chủ yếu là do các công trình đầu tư, đưa vào sử dụng quá lâu (cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000); phần lớn các công trình trước đây khi đầu tư hoàn thành giao cho chính quyền cấp xã quản lý, khai thác, nhưng hầu hết hoạt động không hiệu quả, thu không đủ chi, không cân đối được nguồn để duy tu, sửa chữa thường xuyên…

Người dân bơm nước từ dưới ao lên chum xử lý bằng phèn chua để sử dụng. Ảnh: GB. 

Theo báo cáo rà soát, tổng hợp từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, toàn tỉnh hiện còn hơn 1.330 hộ dân gặp khó khăn trong tiếp cận nước sinh hoạt trong mùa khô 2024-2025, tập trung chủ yếu tại huyện Thới Bình và U Minh. Tại huyện Thới Bình, thiếu nước sinh hoạt chủ yếu trên địa bàn xã Biển Bạch, với 506 hộ, tập trung theo các tuyến kênh 500 (120 hộ), tuyến Kênh Ranh Hạt (71 hộ), tuyến Lộ Xuyên Á (204 hộ) và các hộ dân cư sống phân tán ấp 18 và Thanh Tùng.

Ông Lê Trung Nam (ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch huyện Thới Bình) cho biết: Từ trước tới nay, nước sinh hoạt của gia đình phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nước mưa. Do đó, trong những tháng mùa khô, gia đình ông phải mua nước ngọt từ các ghe chở nước từ nơi khác đến. Trong khi đó, giá bán nước luôn rất cao. Nơi đây, còn nhiều hộ thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô, do khoan giếng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn không sử dụng được, trồng hoa màu cũng không có nước tưới. 

Tại huyện U Minh có khoảng 504 hộ tại xã Khánh Thuận, Khánh Lâm và Khánh Hội; huyện Phú Tân có 300 hộ tại thị trấn Cái Đôi Vàm, xã Nguyễn Việt Khái, xã Phú Mỹ (ở khu vực dân cư sinh sống phân tán, thưa thớt) cũng gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Riêng tại huyện Trần Văn Thời có 22 hộ trên đảo Hòn Chuối cũng đang đối mặt trước nguy cơ bị thiếu hụt nguồn nước ngọt trong mùa khô năm nay. Hiện tại, lượng nước trữ còn lại sử dụng được thêm khoảng hai tháng nữa. Nếu mùa khô kéo dài quá hai tháng thì phải tính toán đến việc vận chuyển bổ sung nguồn nước ngọt từ đất liền ra đảo Hòn Chuối.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Cà Mau cho biết, đặc điểm chung của khu vực bị thiếu nước sinh hoạt là dân sinh sống phân tán, lại nằm xa các trạm nước do Nhà nước đầu tư. Trong khi đó, khu vực khan hiếm nước, người dân không khai thác được nước ngầm, nếu khoan được giếng thì bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Tỉnh Cà Mau tập trung nâng cấp, mở rộng quy mô trạm cấp nước để đáp ứng nguồn nước sạch cho người dân. Ảnh: BND. 

Trước tình hình trên, tỉnh ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thi công đối với các hạng mục công trình thuộc Dự án Công trình trữ nước và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại các vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn để kịp thời đưa vào khai thác, vận hành, mang lại hiệu quả sau đầu tư; tổ chức theo dõi trữ lượng và chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt, có kế hoạch phân phối nước cụ thể cho từng giai đoạn và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu.

Để giải quyết dứt điểm tình hình thiếu nước, cung cấp nguồn nước sinh hoạt bền vững cho người dân ở các khu vực chưa tiếp cận được nước nối mạng, vùng có dân cư thưa thớt, dân cư vùng không khoan khai thác được nước dưới lòng đất, đồng thời từng bước đầu tư cung cấp nước sinh hoạt bền vững cho dân cư vùng nông thôn, UBND tỉnh Cà Mau đề xuất triển khai các  nhóm giải pháp.

Trong đó, đầu tư khoảng 15 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, mở rộng đường ống tại một số trạm cung cấp nước để cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 860 hộ dân sinh sống theo tuyến (khoảng cách mỗi hộ trung bình từ 60m trở lại) nhưng chưa tiếp cận được nước sinh hoạt trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Nguyễn Phích, Khánh An, Khánh Thuận (huyện U Minh).

Với các hộ sinh sống phân tán tại một số khu vực trên địa bàn xã Biển Bạch (huyện Thới Bình) và các xã Khánh Thuận, Khánh An, Khánh Hội…, phương án đề xuất là đầu tư gần 6,8 tỷ đồng để xây dựng 377 bể lót bạt chứa nước mưa (quy mô bể chứa dự kiến 48m3) để 377 hộ dân trong vùng có nước mưa đủ dự trữ cho những tháng mùa khô.

UBND tỉnh đề xuất tập trung nguồn lực đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn và triển khai thực hiện đề án nâng cao năng lực trữ nước nhằm bảo đảm nước sinh hoạt cho khoảng 14.000 hộ vùng nông thôn. Về dài hạn, tỉnh định hướng thay thế dần 180.000 giếng khoan nhỏ lẻ hiện có tại khu vực nông thôn bằng hệ thống cấp nước quy mô lớn, có tính kết nối cao. Đây được xem là giải pháp chiến lược, vừa bảo vệ nguồn nước ngầm, vừa tạo điều kiện để huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng cấp nước một cách bền vững.../. 

 

 

Lê Minh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline