Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 11:04

Tin nóng

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Thứ tư, 16/04/2025

Bình Định phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ ba, 15/04/2025 11:04

TMO - Thời gian tới, tỉnh Bình Định chú trọng phát triển du lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh phong trào xây dựng kinh tế nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, quan trọng trong hệ thống sản phẩm của tỉnh. 

Hiện nay, khách du lịch ngày càng quan tâm đến du lịch bền vững, muốn khám phá những giá trị truyền thống của người dân địa phương và tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo, khác biệt. Bên cạnh đó, du lịch cộng đồng đang là loại hình mang lại nhiều lợi ích phát triển bền vững, cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa. Trước thực tế này, tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch Thực hiện đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

Việc triển khai kế hoạch trên hướng tới mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng bền vững; phát huy giá trị lợi thế tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; góp phần giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa, cảnh quan, không gian và bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.. Từng bước hình thành mô hình hoàn chỉnh, hiệu quả về du lịch cộng đồng để nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

Đồng thời, thống nhất nhận thức, quan điểm gắn phát triển du lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân; đẩy mạnh phong trào xây dựng kinh tế nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ khả năng tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ công cho khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, quan trọng trong hệ thống sản phẩm của du lịch Bình Định, từ đó định vị thương hiệu du lịch cộng đồng Bình Định trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Các giai đoạn cụ thể được triển khai sẽ hướng tới phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và hoạt động phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; hình thành đặc trưng riêng của mỗi địa phương gắn với trải nghiệm của du khách; từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch cộng đồng Bình Định tham gia sâu rộng vào chuỗi sản phẩm, dịch vụ văn hóa phục vụ du khách. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng, phát triển du lịch theo hướng bền vững; bảo tồn, đa dạng hóa ngành nghề tại chỗ cho cộng đồng dân cư, cải thiện sinh kế cho người dân, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch được chia ra làm 2 giai đoạn cụ thể, trong đó, giai đoạn đến năm 2025, đẩy mạnh quảng bá điểm du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm gồm Điểm du lịch cộng đồng xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn; Điểm du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn; Điểm du lịch cộng đồng Làng rau Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn; Điểm du lịch cộng đồng Làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.

Làng K3, xã Vĩnh Sơn là một trong bốn điểm được đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng. 

Tại xã Nhơn Lý (TP.Quy Nhơn) - nơi có làng chài nằm nép mình bên bãi biển Kỳ Co, du lịch cộng đồng sẽ gắn với không gian biển, ẩm thực truyền thống và lối sống đặc trưng của cư dân ven biển. Mục tiêu là thu hút trên 900.000 lượt khách, tăng 18,5% so với năm trước, nâng thu nhập người dân lên gấp 2-3 lần và tạo việc làm cho hơn 2.700 lao động địa phương.

Xã Nhơn Hải là một địa phương có rất nhiều tiềm năng về phát triển du lịch cộng đồng như: Làng chài truyền thống, làng nghề làm nước mắm cổ truyền, các sản phẩm du lịch (câu cá, câu mực đêm; thể thao và vui chơi giải trí trên biển như: Lặn biển ngắm san hô, thuyền thúng đáy kính, dù lượn, ca nô, mô tô nước, dịch vụ phao nổi…). Điểm đặc biệt thu hút khách du lịch đến với Nhơn Hải là con đường cát trên biển và đi thuyền trên biển ngắm bình minh; trải nghiệm tham gia cùng với các ngư dân làng chài trong hoạt động đánh bắt cá vào rạng sáng hoặc câu mực đêm…

Tại điểm du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải phấn đấu đón trên 122.100 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, tăng 10 % so với năm 2024 (năm 2024 đón 111.000 lượt khách). Quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ phát triển du lịch địa phương: cầu tàu, bãi đậu đ xe, điểm trung chuyển khách du lịch và các điểm dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí trên bãi biển, trên mặt nước… phục vụ du lịch.

Làng rau Thuận Nghĩa nằm ở vị trí thuận lợi, cách quần thể các di tích Bảo tàng Quang Trung 1,5 km, có thể kết nối với điểm du lịch tháp Dương Long, thuận tiện cho du khách chiêm ngưỡng di tích, sau đó có điểm dừng chân, tham quan, trải nghiệm tại Làng rau Thuận Nghĩa - vựa rau sạch lớn nhất huyện Tây Sơn. Làng rau Thuận Nghĩa hiện có 38,5 ha rau màu các loại, trong đó có 9 nhóm cùng sở thích trồng rau/224 hộ/ trên 19,5 ha đã được chứng nhận hợp chuẩn VietGAP. Với vị trí gần sông Côn, môi trường trong lành; sản vật tự nhiên khai thác, đánh bắt từ sông có thể bổ sung các món sản phẩm ẩm thực đặc trưng phục vụ du khách cùng với đặc sản các loại rau…

Đối với điểm du lịch này, tỉnh Bình Định xây dựng và hình thành điểm du lịch cộng đồng sinh thái gắn với sản xuất nông nghiệp tại làng rau Thuận Nghĩa; Hình thành sản phẩm du lịch cộng đồng làng rau Thuận Nghĩa mang đậm tính đặc trưng, độc đáo của địa phương; với các chỉ tiêu dự kiến: trong năm 2025 thu hút 10.000 lượt khách du lịch đến tham quan tăng 11,1% so với năm 2024 (năm 2024 đón được 9.000 lượt khách); đồng thời có thêm kênh tiêu thụ hàng nông sản; có 2-3 homestay, cơ sở lưu trú du lịch của người dân địa phương. 

Làng K3 nằm trong địa phận xã Vĩnh Sơn là xã vùng núi cao của huyện Vĩnh Thạnh nên có sẵn lợi thế từ khí hậu ôn hòa, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú (có hệ sinh thái rừng, hồ, sông, suối, thác nước, các loại cây, hoa xứ lạnh, lâm sản quý hiếm,...). Cùng với đó là nguồn tài nguyên quý giá về văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc của đồng bào Bana Vĩnh Thạnh như: Các lễ hội, trò chơi, điệu dân vũ, bài cúng, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, kiến trúc nhà sàn, nghề đan lát, dệt thổ cẩm, những làn điệu hát ru, nhạc cụ dân tộc độc đáo như cồng chiêng, t'rưng...

Điểm du lịch này phấn đấu thu hút 36.000 nghìn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan và nghỉ dưỡng, tăng 20% so với năm 2024 (năm 2024 đón được 30.000 lượt), với doanh thu từ khách du lịch đạt 7 tỷ đồng, tăng 16,6% so với năm 2024 (năm 2024 doanh thu đạt 6 tỷ đồng); ước có 6-8 homestay và cơ sở lưu trú tăng 100% so với năm 2024. 

Lễ hội cầu ngư tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn. 

Giai đoạn đến năm 2030, Bình Định đặt mục tiêu mỗi địa phương xây dựng ít nhất 1 mô hình du lịch cộng đồng điểm để triển khai nhân rộng. Mô hình mang nét đặc trưng dựa trên việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh và tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, làng nghề truyền thống của địa phương.

Theo định hướng của tỉnh, phát triển du lịch cộng đồng sẽ không chỉ dừng lại ở việc thu hút khách đến làng quê, mà là quá trình làm mới những giá trị cũ theo cách bền vững và nhân văn hơn. Du khách đến Bình Định không đơn thuần để ngắm cảnh, chụp ảnh, mà sẽ sống trong không gian làng chài, đồng rau, bản làng dân tộc…

Các mô hình được xây dựng phải đảm bảo gìn giữ và phát huy được giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan, không gian sinh thái đặc trưng của từng địa phương. Đồng thời tạo động lực cho người dân tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch - từ làm homestay, tổ chức trải nghiệm, giới thiệu sản phẩm đặc trưng đến cung ứng dịch vụ.

Để triển khai hiệu quả các mục tiêu trên, tỉnh Bình Định xây dựng điểm du lịch cộng đồng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch thông qua việc lồng ghép, triển khai hiệu quả các Chương trình, Đề án, Kế hoạch dài hạn về phát triển du lịch tỉnh Bình Định; tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn du lịch nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 20230; Chương trình mỗi xã 01 sản phẩm (OCOP). 

Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển cơ sở hạ tầng; nâng cấp hạ tầng cho các điểm du lịch cộng đồng có tiềm năng đón khách du lịch; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch liên thông kết nối tới tận điểm du lịch cộng đồng đã được lựa chọn.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương; đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư các dự án lớn tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch cộng đồng đủ sức cạnh tranh trên thị trường du lịch Việt Nam.

Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tổ chức cho khách du lịch tham gia các hoạt động có lợi cho sức khỏe, khuyến khích sử dụng nguyên liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương như: hoạt động tắm/ngâm chân lá thuốc, spa, tắm khoáng, sản vật địa phương… các hoạt động thể thao dựa vào thiên nhiên như: trekking, cho thuyền, câu cá, đi xe đạp, lặn biển… gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Hỗ trợ bảo tồn, khôi phục văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa của các dân tộc bản địa; phát triển làng nghề gắn với giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi để phát triển du lịch cộng đồng. Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của điểm du lịch cộng đồng; nâng cấp hoàn thiện hệ thống đường, hệ thống đèn chiếu sáng, bãi đỗ xe, biển chỉ dẫn, công nghệ thông tin, wifi, điểm đón tiếp, điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm đặc sản của địa phương, điểm dịch vụ, tham quan, trải nghiệm… phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.

Phấn đấu xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng gắn với Huyện đạt chuẩn nông thôn mới; chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới; du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn ASEAN; hoàn thiện các tiêu chí công bố mới các mô hình du lịch cộng đồng.../. 

 

 

Thu Trang

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline