Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 21/02/2025 22:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ sáu, 21/02/2025

Bình Định: Khai thác giá trị di tích lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch

Thứ ba, 18/02/2025 11:02

TMO - Với hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú, đa dạng, Bình Định được đánh giá là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đầu tư, trùng tu, tôn tạo, phát huy hiệu quả giá trị của các di tích, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng và thu hút đông đảo du khách tham quan. 

Bình Định là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời thuộc Duyên hải Nam Trung bộ, nơi đây có nhiều di tích lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng. Hiện nay, toàn tỉnh có 234 di tích lịch sử, văn hóa , trong đó có 146 di tích được xếp hạng gồm 2 di tích quốc gia đặc biệt, 34 di tích quốc gia và 110 di tích cấp tỉnh. Hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ là biểu tượng cho quá trình hình thành và đấu tranh hào hùng, bất khuất của đất và người Bình Định mà còn thể hiện những dấu ấn rõ nét của văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa nơi đây.

Trong số 146 di tích được xếp hạng của tỉnh, một số di tích lịch sử, văn hóa , danh lam thắng cảnh đang phát huy giá trị gắn với việc phát triển du lịch như: Thắng cảnh Ghềnh Ráng, Thắng cảnh Hầm Hô, Tháp Đôi, Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt, Tháp Bánh Ít, Tháp Dương Long, Tháp Cánh Tiên, Đền thờ Nguyễn Trung Trực... hằng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tham quan, nghiên cứu.

Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Bình Định, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hoạt động đón khách du lịch ở các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tăng hơn so với cùng kỳ năm 2024. Toàn tỉnh đón khoảng 371.590 lượt khách, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách tham quan ở một số khu các điểm du tích lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh đều tăng hơn so với dịp tết năm 2024.

Tháp Bánh Ít một trong những điểm đến thu hút du khách. Ảnh: NN.

Theo đó, ở các điểm du lịch, các di tích lịch sử - văn hóa của nổi tiếng của tỉnh đón lượng khách, cụ thể: Quảng trường Nguyễn Tất Thành (Tp.Quy Nhơn) đón khoảng 100.000 lượt khách. Thắng cảnh Eo Gió - Kỳ Co (Nhơn Lý, Tp.Quy Nhơn) đón gần 30.000 lượt khách. Trung tâm Khám phá Khoa học và Đổi mới sáng tạo (phường Ghềnh Ráng, Tp.Quy Nhơn) đón 6.000 lượt khách tham quan. Các điểm di tích như Tháp Đôi, tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long, Bảo tàng tỉnh Bình Định đón 10.450 lượt khách tham quan.

Các điểm di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Tây Sơn như Bảo tàng Quang Trung, Di tích Đài Kính Thiên; Di tích Lăng Mai Xuân Thưởng; Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân và Đền thờ Đại tư đồ Võ Văn Dũng đón hơn 35.000 lượt khách tham quan. Khu du tích Ghềnh Ráng đón 10.500 lượt khách tham quan.

Trong những năm qua, tỉnh luôn chú trọng công tác bảo vệ, tôn tạo, khai thác giá trị di tích gắn với hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa bằng nhiều nội dung và phương thức phù hợp nhằm phát huy lợi thế về văn hóa nói chung, di tích lịch sử, văn hóa nói riêng trong xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Triển khai các dự án trùng tu, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử, văn hoá liên quan phong trào nông dân Tây Sơn: Quy hoạch, xây dựng mở rộng, nâng cấp Bảo tàng Quang Trung trong khuôn viên Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt; đầu tư xây dựng Khu tâm linh tại di tích Đài Kính Thiên; trùng tu, tôn tạo di tích Gò Lăng và khu di tích Lăng mộ Hiển tổ khảo Tây Sơn Tam kiệt; mở rộng Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt và xây dựng Nhà thờ tổ Tây Sơn Tam kiệt; xây dựng tôn tạo, phục hồi di tích Bến Trường Trầu…

Tỉnh Bình Định cần tiếp tục khai thác hiệu quả, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn cho phát triển du lịch. 

Bên cạnh đó, đối với hệ thống di tích tháp Chăm, từ nguồn kinh phí đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách tỉnh, tỉnh Bình Định đã thực hiện nhiều dự án trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp các di tích tháp: Tháp Đôi, Tháp Bánh Ít, Tháp Phú Lốc, Tháp Dương Long, Tháp Cánh Tiên, Tháp Bình Lâm. Trong đó, một số tháp đang được khai thác phục vụ khách tham quan du lịch như: Tháp Đôi, Tháp Cánh Tiên, Tháp Bánh Ít, Tháp Dương Long.

Đối với các di tích lịch sử cách mạng, nhiều công trình di tích lịch sử cách mạng, nhà lưu niệm được đầu tư xây dựng tôn tạo từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện và huy động các nguồn vốn xã hội hóa như: Biểu tượng địa điểm tập kết ra Bắc, Khu di tích Nhà tù Phú Tài, Khu di tích cách mạng Núi Bà, Nhà bia tưởng niệm chiến thắng của Sư đoàn 3 Sao Vàng (Hoài Nhơn), Khu di tích lịch sử cách mạng Núi Chéo (Hoài Ân), di tích lưu niệm Nơi thành lập Chi bộ Vạn Đức, di tích Hố Đá Bàn, Chiến thắng Cầu Cương, Chiến thắng Đồi Miếu, Vụ thảm sát Cầu Bình Trị - Đập Cây Kê, di tích Nơi thành lập Chi bộ Đề-pô Diêu Trì, di tích Nơi thành lập Chi bộ Hồng Lĩnh, Chiến thắng Chợ Cát, Nơi cập bến Tàu Không số tại bãi biển Lộ Diêu; đang triển khai nâng cấp, mở rộng di tích lịch sử Chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu...

Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú ở trên, các chuyên gia cho rằng, tỉnh Bình Định cần tăng tính hấp dẫn của các di tích lịch sử, văn hóa đối với khách du lịch thông qua việc khai thác những giá trị hàm chứa trong di tích cả về giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của di tích. Tăng cường quảng bá, tiếp thị, giới thiệu rộng rãi các di tích dưới góc độ tài nguyên du lịch văn hóa cho du khách trong và ngoài nước thông qua truyền hình, phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng xã hội (kênh chính thống, có quản lý rõ ràng), qua sản phẩm văn hóa (âm nhạc, phim ảnh), xuất bản các ấn phẩm quảng bá giới thiệu, tổ chức các hội thảo, tọa đàm,

Kết nối các di tích với các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, các danh lam thắng cảnh gần di tích để hình thành tuyến du lịch đa dạng, phong phú. Phối hợp với ngành du lịch tổ chức các tuyến tham quan du lịch gắn với di tích trong tỉnh và kết nối với các tuyến tham quan liên vùng, trước mắt tập trung vào một số di tích trọng điểm như các di tích về phong trào Tây Sơn, hệ thống tháp Chăm, di tích lịch sử cách mạng, hình thành các tuyến du lịch mới trên địa bàn tỉnh và liên tỉnh.

Đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù gắn liền với hệ thống di tích của tỉnh nhằm tạo sự độc đáo cho ngành du lịch của địa phương. Bên cạnh những sản phẩm du lịch truyền thống như du lịch tâm linh, hành hương, chiêm bái tại các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, tham quan về nguồn tại các di tích lịch sử cách mạng, tỉnh cần mở rộng để hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của địa phương như:

Tổ chức trưng bày hình ảnh, sản phẩm văn hóa Chăm Pa, chương trình biểu diễn nghệ thuật Chăm Pa, lễ hội văn hóa Chăm Pa tại các cụm di tích tháp Chăm; ẩy mạnh ứng dụng công nghệ tại các di tích để phát triển “du lịch thông minh” nhằm đánh thức và khai thác mạnh tiềm năng di sản văn hóa phục vụ đa dạng cho các hoạt động tham quan, trải nghiệm di tích trong đó có hướng đến đến phục vụ du khách tham quan trực tuyến, với nhiều sản phẩm dịch vụ mới như xây dựng và triển khai ứng dụng tham quan ảo đối với di tích có không gian rộng lớn, tiêu biểu của tỉnh.../.

 

 

Hồng Ngát

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline