Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 07:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Biến rác thải nhựa thành gạch lát sân đường

Thứ năm, 13/01/2022 15:01

TMO - Tận dụng rác thải nhựa quanh khu vực mình sinh sống, nữ sinh tại vùng gò đồi huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, đã tái chế thành những viên gạch lát sân, đường. 

Với ý tưởng "Chế tạo gạch lát sân, đường từ hỗn hợp rác thải nhựa và vôi sống", nữ sinh Nguyễn Thị Diễm My (lớp10B2, trường THPT Lê Thế Hiếu, huyện Cam Lộ) vừa đoạt giải Nhất tại cuộc thi Sáng tạo trẻ tỉnh Quảng Trị lần thứ 10.

Nhận thức được thực trạng vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiệm trọng. Cùng với đó chứng kiến con đường đất đỏ tại vùng quê mình mùa nắng bụi bay mịt mù, mưa thì trơn trượt khiến việc đi lại khó khăn, nguy hiểm, mọi người ai cũng ước có đường bê tông để đi lại. Với mong muốn thay đổi mạo diện cho quê hương, tìm phương án xử lý rác thải nhựa một cách có hiệu quả nhất. Diễm My bắt đầu lên ý tưởng dùng rác thải nhựa để chế tạo gạch lát.

Sáng kiến chế tạo gạch lát sân từ rác nhựa và vôi sống của Diễm My đạt giải Nhất cuộc thi Sáng tạo trẻ tỉnh Quảng Trị.

Sau những giờ học trên lớp, My lại đi khắp làng thu nhặt rác thải nhựa mà người dân vứt ra môi trường. Mang về rửa sạch, cắt nhỏ trộn lẫn với cát, đá rồi đưa đi đun nóng thành hỗn hợp (tan chảy). Hỗn hợp sau đó được cho ra khuôn, khi nguội lại sẽ kết dính với nhau tạo ra viên gạch.

Sau khi bắt tay thử nghiệm nhiều lần, thay đổi nguyên liệu mà vẫn không có kết quả, My tiếp tục nghiên cứu các bài học để tìm ra phương pháp cho sản phẩm hiệu quả nhất. Vận dụng kiến thức từ vôi sống có thể khả năng hấp thụ, phản ứng với các khí độc như CO2 , SO2 , HF... nên sẽ giữ cho sản phẩm luôn ổn định, không bị lên men, hư hỏng do ẩm. Hỗn hợp khi sử dụng vôi có độ kết dính cao, rắn chắc, bền vững, cô nữ sinh này tiếp tục đưa vôi sống vào lần thử nghiệm tiếp theo.

Cuối cùng, My đã hành công khi tạo ra sản phẩm gạch lát từ hỗn hợp rác thải nhựa và vôi sống. Sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường. Quá trình làm gạch lát sân, đường bằng rác thải và vôi cũng giống nhưng cách làm với đá, cát. Chỉ khác là rác khi thu gom về, mình phải rửa sạch và phơi khô, trộn với vôi theo tỉ lệ 6:4, rồi nung nóng 15 phút ở nhiệt độ từ 110-130 độ C”, My chia sẻ.

Viên gạch đầu tiên được Diễm My chế tạo từ rác thải nhựa và vôi sống

Để những viên gạch trở nên bắt mắt và có nhiều kích thước khác nhau, My lựa chọn các khổ khuôn khác nhau. Gạch My làm ra khác biệt với các loại gạch trên thị trường, bởi góp phần giải quyết vấn đề rác thải nhựa, có thể làm nguồn nguyên vật liệu trong sản xuất mới.

Diễm My cho biết lợi thế của sản phẩm này là nguồn nguyên liệu có sẵn, chi phí thấp. Rác thải nhựa sẽ được thu gom tại các hộ gia đình hoặc các khu chứa rác thải nhựa. Vôi sống được mua dễ dàng với giá chỉ 500 - 1.000 đồng/kg. Sản phẩm làm ra có thể dùng để lát đường, sân chơi... giúp chống trơn trượt, tăng tính thẩm mỹ và có giá bán rất rẻ.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline