Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 12:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Bến vượt sông Sêrêpốk: Ghi dấu năm tháng đấu tranh oai hùng

Chủ nhật, 01/05/2022 05:05

TMO - Bến vượt sông Sêrêpốk là một trong những địa chỉ đỏ của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, thuộc địa bàn xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

Đầu mùa khô năm 1973 đến tháng 5/1975, Trung đoàn 4, Sư đoàn 470 công binh (Bộ Tư lệnh Trường Sơn) đã thi công cầu đường từ đường 19 vào Nam Tây Nguyên, đảm bảo đường ngang hướng đi Buôn Ma Thuột, làm một ngầm cho xe tăng và một cầu nổi cho ô tô, pháo binh hạng nặng, bộ binh vượt sông Sêrêpốk.

Ngày đó, cầu nổi có cái tên LPP bắc qua sông Sêrêpốk với chiều dài khoảng 80m làm toàn bộ bằng cách ghép những chiếc thuyền sắt vào nhau, mặt cầu được làm bằng gỗ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chiếc cầu nổi lại được di chuyển đến vị trí khác. Công trình hoàn thành đã đưa các binh đoàn chủ lực, xe tăng, xe cơ giới cấp tập hành tiến về các tỉnh miền Đông Nam Bộ, sau này tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Trong quá trình xây ngầm, bắc cầu nối hai bờ sông Sêrêpốk, không quân và pháo binh Mỹ, ngụy đánh phá ác liệt khiến 57 chiến sĩ của Trung đoàn 4 công binh và Tiểu đoàn Bộ binh 21 thuộc Sư đoàn 470, đã anh dũng hy sinh.

Di tích lịch sử Bến vượt sông Sêrêpốk là nơi giáo dục lịch sử truyền thống cho cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng 

Sau giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, nơi đây cũng chứng kiến sự chiến đấu quật cường, đầy anh dũng của cán bộ, chiến sĩ các Đồn Biên phòng trong chiến đấu với bọn Pôn Pốt – Iêng Xari để bảo vệ toàn vẹn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Trong những năm tháng ấy, 14 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị thuộc Công an vũ trang Đắk Lắk, nay là Bộ đội Biên phòng đã hy sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ. Dấu tích lịch sử để lại bên Bến vượt sông Sêrêpốk đến ngày nay là chiếc cọc gỗ nổi trên mặt đất khoảng 20cm.

Bến phà Sêrêpôk trên sông Sêrêpôk là một trong những thành phần tiêu biểu của tuyến đường Hồ Chí Minh, là một cửa ngõ huyết mạch của tuyến vận tải chiến lược chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam và hai nước Lào, Campuchia. 

Những chứng tích lịch sử của bến vượt sông Sê Rê Pốk có giá trị vô cùng quý giá, trở thành những địa danh lịch sử văn hóa tồn tại cùng lịch sử dân tộc và mãi mãi là kỳ tích hào hùng về cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân ta. 

Năm 2013, Bến vượt sông Sêrêpốk được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Các địa điểm này đã được xây dựng kiên cố, tôn tạo cảnh quan để bảo tồn các dấu tích lịch sử một thời oanh liệt của lính Trường Sơn khu vực vượt sông Sêrêpốk.

 

Ngọc Lâm 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline