Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 14:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Bến Tre: Chủ động ứng phó diễn biến xâm nhập mặn

Thứ hai, 27/01/2025 06:01

TMO - Tình trạng xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng phức tạp khiến nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp của người dân tỉnh Bến Tre bị ảnh hưởng. Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, mùa khô năm 2025, mặn có thể xâm nhập vào các đạt mức cao nhất trong khoảng tháng 2 và 3-2025. Do đó, chính quyền và người dân tỉnh Bến Tre cần khẩn trương ứng phó.

Bến Tre có hệ thống sông rạch bao phủ nhiều địa bàn, nằm gần biển nên nước mặn xâm nhập rất nhanh và sâu, nhất là vào đợt triều cường, gió chướng thổi mạnh. Trước đó, trong mùa khô năm 2023-2024, tình hình xâm nhập mặn diễn ra sớm, sâu và kéo dài hơn so với trung bình nhiều năm, ít gay gắt hơn so với đỉnh điểm vào mùa khô 2019-2020 nhưng vẫn gây thiệt hại với giá trị trên 100 tỷ đồng. Ở  các huyện Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam đang bị ảnh hưởng nặng do hạn mặn; trong đó cần quan tâm trước tiên và diện tích cây ăn trái rất mẫn cảm với nước mặn như các loại cây có múi, sầu riêng và cây giống, hoa kiểng.

Tỉnh Bến Tre hiện đang gặp khó khi nhiều diện tích cây trồng bị nhiễm mặn, trong đó có cây dừa, cây trồng chủ lực của tỉnh. Cụ thể, hơn 100 hecta dừa ở xã Châu Bình huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre bị ngập do ảnh hưởng của con nước triều cường rằm tháng chạp vừa qua.

Theo bà con những năm gần đây, các vườn ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng bởi hạn mặn, sâu đầu đen chưa kịp phục hồi thì những ngày cuối năm này tiếp tục chịu thiệt hại do triều cường do hệ thống cống, đê bao chưa được khép kín.

Hiện nay, năng suất dừa đã giảm 1 phần 3 so với trước, ảnh hưởng đến thu nhập của bà con. Lãnh đạo UBND xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre cho biết, kiến nghị xây dựng hệ thống đê bao của huyện cũng như của tỉnh để hạn chế thấp nhất tình trạng nước dâng cũng như là hạn mặn xâm nhập và huyện Giồng Trôm để nhằm tạo điều kiện cho bà con phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Theo dự báo, tại tỉnh Bến Tre, mùa khô năm nay mặn có thể xâm nhập hầu hết trên các sông lớn.

Mặc dù đã có hệ thống cống ngăn mặn, tuy nhiên chưa hoàn chỉnh, do đó mặn vẫn có thể gây ảnh hưởng đến các khu vực dọc sông Hàm Luông thuộc các huyện Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú. Hiện nay, ngoài hệ thống thủy lợi (cống đập), do Trung ương, tỉnh, huyện đầu tư hoàn chỉnh, tại các địa phương người dân đã đóng góp tu sửa, nâng cấp, đấp các cống đập “dã chiến”; trong các khu vườn cây đều có hệ thống ống bọng kiểm soát nguồn nước ra vào.

Ở huyện Chợ Lách lo lắng nhất của chính quyền và người dân nơi đây là hơn 10 triệu sản phẩm hoa kiểng Tết và hàng nghìn ha vườn cây chôm chôm, sầu riêng, cây giống có nguy cơ ảnh hưởng nếu mặn tăng đột biến từ sông Hàm Luông. Tuy nhiên, tại các đầu kênh rạch lớn nối với các con sông chính đã có các cống ngăn mặn kiên cố nên ứng phó với xâm nhập mặn rất hiệu quả.

Để chủ động phòng chống hạn mặn, bảo vệ sản xuất, UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cùng phối hợp triển khai kế hoạch ứng phó với thiên tai. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tiếp tục tăng cường thực hiện quan trắc, theo dõi diễn biến xâm nhập mặn đối với các trạm quan trắc thuộc phạm vi quản lý; kịp thời dự báo, cảnh báo tình hình, diễn biến xâm nhập mặn đến các ngành, địa phương và người dân để có phương án chủ động ứng phó.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng đối với các dự án/công trình thủy lợi được giao làm chủ đầu tư theo đúng kế hoạch để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ ngăn mặn. Có phương án ngăn mặn đối với các công trình đang thi công, đặc biệt là các công trình đầu mối phục vụ trữ nước.

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi theo dõi sát tình hình, diễn biến xâm nhập mặn, thường xuyên kiểm tra độ mặn tại các công trình đầu mối. Đẩy nhanh tiến độ nạo vét, sửa chữa các công trình thuỷ lợi. Tổ chức vận hành linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo công tác trữ ngọt, rửa mặn, hạn chế ô nhiễm trong các hệ thống thủy lợi, hồ chứa,... nhằm đảm bảo cấp nước ngọt phục vụ các nhà máy nước, sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân.

Người dân Bến Tre sử dụng dụng cụ trữ nước mưa phòng xâm nhập mặn. (Ảnh minh hoạ: B.B). 

Để chủ động ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn, mới đây, ngày 11/1/2025, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đã tổ chức Chương trình phát động và tập huấn giải pháp ứng phó, phòng chống xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025. Theo đó, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phát động các cấp hội, cán bộ, hội viên nông dân thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm như: Xác định nhiệm vụ ứng phó, phòng, chống xâm nhập mặn là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tập trung tuyên truyền, huy động nguồn lực và thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm chính trị cao nhất.

Tiếp tục phát động hội viên, nông dân thực hiện cao điểm thực hiện phong trào “ Đồng khởi” trữ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong mùa hạn mặn; các cấp hội chủ động, thường xuyên cập nhật thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo của cơ quan chuyên môn về tình hình nguồn nước, độ mặn hàng ngày đến với người dân. Ngoài ra, mỗi cơ sở hội thành lập các đội, nhóm tình nguyện viên vận động cán bộ, hội viên và nông dân chia sẻ nguồn nước ngọt hiện có cho những người dân đang khó khăn về nước ngọt.

Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc tăng cường vận động các mạnh thường quân tài trợ nước ngọt, máy lọc nước, túi chứa, thùng chứa, thùng vận chuyển, phương tiện vận chuyển…để cung cấp nước ngọt cho người dân…

Riêng với ngành Nông nghiệp Bến Tre, tập trung theo dõi diễn biến tình hình xâm nhập mặn, hướng dẫn cho người dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; đồng thời bố trí lịch thời vụ gieo trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn, bảo đảm tránh thời điểm nước mặn lên cao trùng với thời kỳ sinh trưởng.

Về lâu dài, UBND tỉnh  Bến Tre tiếp tục kiến nghị Trung ương xem xét, hỗ trợ tỉnh đầu tư hoàn chỉnh, khép kín hệ thống công trình thủy lợi, đê điều trong giai đoạn 2025 - 2030, nhằm đảm bảo đạt mục tiêu chủ động được nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; trong đó đầu tư mới, nâng cấp khoảng 230 km đê bao, bờ bao; 29 công trình cống, ước tính nhu cầu kinh phí cần được hỗ trợ khoảng 6.000 tỷ đồng.

Đồng thời, Bến Tre kiến nghị các Bộ, Ngành Trung ương đánh giá tính khả thi dự án cống điều tiết nước tại các cửa sông chính của khu vực đồng bằng sông Cửu Long như cống Hàm Luông, Cổ Chiên... và hệ thống đê bao khu vực ven biển, nhằm điều tiết nguồn nước, hạn chế tình trạng xâm nhập mặn tại tỉnh và các tỉnh lân cận.

 

Ngọc Thuý

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline