Hotline: 0941068156

Thứ năm, 29/05/2025 12:05

Tin nóng

Các địa phương chủ động phương án, tập trung ứng phó thiên tai

Tổng thống Hungary: ‘Việt Nam sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tựu, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới’

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục sự cố phun trào bùn lầy tại phố Cát Linh

Thủ tướng đề nghị ASEAN và GCC đưa lĩnh vực tăng trưởng xanh trở thành trụ cột hợp tác mới

3 trọng tâm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường

Cần thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới 2025

Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng

Việt Nam – Pháp: Phát triển mối quan hệ đối tác để xây dựng một tương lai thịnh vượng

Hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8

Thủ tướng Malaysia: Việt Nam đang trải qua những bước tiến lịch sử về kinh tế

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Thứ năm, 29/05/2025

Bảo tồn và phát triển nguồn gen mận cơm tại Lạng Sơn

Thứ sáu, 21/02/2025 10:02

TMO - Trước tình trạng cây mận cơm trên địa bàn tỉnh có biểu hiện thoái hóa, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Rau quả đã triển khai dự án “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen mận cơm tại Lạng Sơn”. 

Toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có hơn 700 ha mận cơm, trong đó, diện tích cho quả là hơn 570 ha, sản lượng khoảng 2.680 tấn. Cây mận cơm được trồng chủ yếu tại các huyện: Cao Lộc, Văn Lãng, Văn Quan, Lộc Bình. Nhờ việc cho thu hoạch sớm hơn các loại mận khác, mận cơm đã mang lại cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể. 

Tuy nhiên thực tế sản xuất cho thấy, đa số các hộ trồng nậm cơm trên địa bàn tỉnh đều chăm sóc theo phương pháp truyền thống, không có quy trình cụ thể, chưa chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như nâng cao sức đề kháng với các loại sâu bệnh. Các kỹ thuật trong canh tác như: cắt tỉa, sử dụng phân bón, bổ sung chất điều tiết sinh trưởng, bổ sung phân vi lượng, phòng trừ dịch hại tổng hợp… chưa được nông dân chú trọng.

Sau nhiều năm trồng, giống mận cơm trên địa bàn tỉnh đã có biểu hiện già cỗi, cây còi cọc, năng suất thấp, chất lượng suy giảm (quả nhỏ, mẫu mã xấu, chua nhiều). Những năm gần đây, cây mận cơm tại một số vườn trồng xuất hiện nhiều loại sâu hại gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng như: nhện, rệp hại mận, sâu đục ngọn… khiến lá non bị biến dạng quăn queo, héo ngọn, rụng quả hàng loạt. Các loại bệnh hại như: phấn trắng, chảy gôm, thủng lá, sẹo đen quả… do các loại nấm, vi khuẩn gây ra cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng mận cơm. 

Trước thực trạng trên, Sở Khoa học và Công nghệ đã đưa việc bảo tồn giống cây này vào nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh, đồng thời tuyển chọn nhóm nghiên cứu do Thạc sĩ Hoàng Thị Hoài và Thạc sĩ Đoàn Đức Hoàng, Viện Nghiên cứu Rau quả (Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội) đồng chủ nhiệm triển khai dự án “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen Mận cơm tại Lạng Sơn”. Dự án được triển khai từ tháng 7/2021 đến tháng 12/2024.

(Ảnh minh họa). 

Triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu đã điều tra tình hình sản xuất và đặc điểm sinh học của cây mận cơm trồng trên địa bàn tỉnh; tiến hành tuyển chọn cây ưu tú để nhân giống phục vụ khai thác, phát triển nguồn gen mận cơm Lạng Sơn; nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống; xây dựng mô hình bảo tồn, khai thác và phát triển cây mận cơm; xây dựng quy trình trồng, thâm canh giống mận cơm phù hợp với điều kiện sinh thái.

Nhóm nghiên cứu đã trực tiếp khảo sát các vườn mận cơm trên địa bàn huyện Cao Lộc để chọn ra 14 cây ưu tú, nổi trội về sự phát triển, khả năng chống sâu bệnh hại và năng suất, chất lượng quả để làm vật liệu cho sản xuất cây con giống. Sau khi có vật liệu chất lượng cao nhóm đã sử dụng phương pháp ghép nêm đoạn cành, gốc ghép là cây mận đắng có khả năng sinh trưởng mạnh để nhân giống. Bằng phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã nhân được hơn 1.000 cây con giống phục vụ trồng mới.

Xây dựng được Quy trình nhân giống mận cơm Lạng Sơn. Điều kiện thời tiết ở Lạng Sơn thời vụ ghép tháng 8 là thích hợp nhất, tỷ lệ bật mầm cao nhất 90,5 - 91,3%, cây ghép sinh trưởng phát triển khỏe, tỷ lệ xuất vườn cao nhất đạt 71,2 - 72,5%. Nhóm thực hiện đã xây dựng 2,74 ha mô hình trồng mới giống mận cơm tại xã Hải Yến, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Mô hình trồng mới tỷ lệ sống cao, cây mận cơm sinh trưởng và phát triển tốt, sau 18 tháng trồng chiều cao cây đạt 159,5 cm, đường kính tán đạt 142,3cm và đường kính gốc đạt 2,8cm, không bị nhiễm các bệnh nguy hiểm.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng 1,0 ha mô hình thâm canh, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp vào sản xuất mận cơm Lạng Sơn đã giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, giảm ảnh hưởng của sâu bệnh hại, tăng năng suất của mận cơm. Mô hình thâm canh năng suất đạt 37,6 kg/cây (tương đương 18,81 tấn/ha), năng suất tăng 46,4%, lãi thuần đạt 191,56 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng 42% so với mô hình đối chứng của dân.

Từ những kết quả trên, nhóm nghiên cứu đã tập hợp xây dựng thành bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây mận cơm Lạng Sơn, đồng thời tổ chức tập huấn cho 80 học viên là nông dân trồng mận tại một số xã trên địa bàn huyện Cao Lộc. Với những kết quả mà nhóm nghiên cứu đã đạt được tháng 1/2025, Hội đồng Khoa học cấp tỉnh đã nghiệm thu đề tài.

 

 

Hồng Hạnh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline