Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 20:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Bảo hộ nhãn hiệu góp phần nâng cao giá trị nông sản đặc trưng

Thứ ba, 14/11/2023 07:11

TMO - Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai cho biết, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn được thiết lập nhằm khẳng định giá trị của các sản phẩm mang đặc trưng của một vùng nhất định, hạn chế tình trạng làm hàng nhái. 

Tỉnh Gia Lai sở hữu vùng đất đai màu mỡ, rộng lớn với 2/3 diện tích là đất đỏ bazan, có điều kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả, dược liệu, rau hoa chất lượng cao. Người dân Gia Lai đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất để cho ra những sản phẩm bước đầu đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để phát triển các sản phẩm một cách bền vững, cần đầu tư mở rộng sản xuất, tạo đầu ra ổn định, hướng đến thị trường lớn trong và ngoài nước.

Việc hướng dẫn về thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, đặc biệt đối với chủ sở hữu nhãn hiệu nông sản đặc thù, đặc trưng được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai chủ động tiến hành, bám sát quá trình đăng ký xác lập quyền, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, tập hợp và in ấn tài liệu có liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn có lịch sử hình thành lâu đời, có danh tiếng nhưng chưa được quảng bá rộng rãi trên thị trường trong nước và quốc tế nên gặp nhiều khó khăn trong phát huy giá trị, thương hiệu nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai cho biết, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể thường được sử dụng nhằm khẳng định giá trị của các sản phẩm mang đặc trưng của một vùng nhất định, hạn chế tình trạng làm hàng nhái. Vì vậy, việc tạo lập thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực là rất cần thiết, là cơ sở mang lại lợi thế trong sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động sở hữu trí tuệ, tỉnh đã tích cực xây dựng và phát triển các nhãn hiệu, thương hiệu, sản phẩm thế mạnh và bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 

Trong giai đoạn 2016-2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã hỗ trợ và chủ trì lập hồ sơ xác lập quyền cho 14 sản phẩm địa phương, chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, cụ thể: 8 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ gồm nhãn hiệu chứng nhận Gạo Phú Thiện, Rau An Khê, Rau Đak Pơ, Gạo Ia Lâu - Chư Prông, Phở khô Gia Lai, Bò Krông Pa - Gia Lại; chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Ba Chăm của huyện Mang Yang; chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồ tiêu của huyện Chư Sê.

Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai cho biết, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn được thiết lập nhằm khẳng định giá trị của các sản phẩm mang đặc trưng của một vùng nhất định. 

Mới đây, sản phẩm mật ong hoa cà phê Gia Lai và thuốc lá từ lá Krông Pa được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tỉnh Gia Lai hiện có 96.000 đàn ong với gần 300 hộ nuôi và 4 cơ sở, doanh nghiệp nuôi ong lấy mật từ hoa cà phê. Tổng sản lượng 2-3.000 tấn một năm, chiếm 10% sản lượng mật của cả nước; chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Mỹ (chiếm 80 % sản lượng toàn tỉnh), số còn lại tiêu thụ nội địa và xuất sang thị trường EU.

Trong khi đó, thuốc lá Krông Pa là sản phẩm chủ lực của huyện, với giá trị sản lượng 220-250 tỷ đồng, giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Việc thuốc lá Krông Pa được cấp bảo hộ nhãn hiệu nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm.

Việc sử dụng nhãn hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có ý nghĩa lớn, tạo thương hiệu có tính bền vững cao. Đây là cơ sở để tỉnh Gia Lai tiếp tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai cho biết, trong những năm qua, Sở đã hỗ trợ, xây dựng quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản của địa phương, thông qua xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý. Đến nay, Sở đã hỗ trợ và chủ trì lập hồ sơ xác lập cho 18 sản phẩm địa phương.

Trong Chương trình Phát triển Tài sản Trí tuệ giai đoạn 2021-2030, tỉnh Gia Lai phấn đấu đến năm 2025, hỗ trợ đăng ký bảo hộ tối thiểu cho 5 đơn sáng chế/giải pháp hữu ích, 5 kiểu dáng công nghiệp, 500 nhãn hiệu thông thường và 10 nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang tên địa danh của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tỉnh cũng phấn đấu tối thiểu 60% sản phẩm chủ lực và 80% sản phẩm gắn với Chương trình OCOP tỉnh Gia Lai được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ. Đến năm 2030, tỉnh phấn đấu hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tối thiểu 10 sáng chế/giải pháp hữu ích, 15 đơn kiểu dáng công nghiệp, 25 nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang địa danh của tỉnh cho các sản phẩm, dịch vụ của địa phương.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai, cho rằng, để thực hiện tốt công tác quản lý cũng như phát triển, nâng cao giá trị các thương hiệu nông sản trên địa bàn tỉnh, các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông; tuyên truyền đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh nông sản về nhãn hiệu chứng nhận, lợi ích cũng như hiệu quả khi sử dụng nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực địa phương.

Sở luôn chú trọng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như người dân có nhu cầu bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ, nhất là cho các sản phẩm chủ lực địa phương trong xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ; đồng thời, phát triển các sản phẩm theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị.

Đồng thời đẩy mạnh phối hợp với Cục Sở hữu Trí tuệ nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh việc cấp văn bằng bảo hộ quyền Sở hữu Trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ địa phương, nhất là các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản trên địa bàn tỉnh; tăng cường hiệu quả thực thi chống xâm phạm quyền Sở hữu Trí tuệ, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Sở hữu Trí tuệ, thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân địa phương.

 

 

Trần Tuấn

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline