Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/04/2025 04:04

Tin nóng

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Thứ bảy, 12/04/2025

Bắc Giang chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ hai, 07/04/2025 15:04

TMO - UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương cần tập trung, đề cao tính chủ động trong công tác phòng ngừa ứng phó thiên tai; xây dựng ý thức trách nhiệm  đối với công tác phòng, chống thiên tai.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, năm 2024 tỉnh Bắc Giang có 19 đợt không khí lạnh, 12 đợt nắng nóng diện rộng, 07 trận mưa vừa, 08 đợt mưa to diện rộng ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết trong tỉnh. Tỉnh cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoàn lưu bão số 2 gây mưa to đến rất to kèm dông và gió mạnh. Đặc biệt là cơn bão số 3 đã tác động rất lớn đến tỉnh, gây thiệt hại lớn cho nhiều địa phương trong tỉnh.

Thiên tai năm 2024 đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, kinh tế - xã hội, tác động lớn đến cơ sở hạ tầng, công trình giao thông, thông tin liên lạc, tài sản, cơ sở y tế, công trình văn hóa... Thống kê của Ban Chỉ huy Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho thấy, trên địa bàn tỉnh có 03 người chết, 18 người bị thương, 8.180 ngôi nhà bị ảnh hưởng, hư hỏng, 223 điểm trường bị ảnh hưởng, thiệt hại 258 phòng học, 304 vị trí đường giao thông bị sạt lở taluy, 256 công trình nhà văn hóa, 75 điểm di tích lịch sử văn hóa, 59 trụ sở cơ quan... bị hư hại.

Bão số 3 trong năm 2024 làm nhiều địa phương trên địa bàn huyện Lục Ngạn bị chia cắt. 

Thiên tai năm 2024 đã gây ra nhiều hậu quả, tác động trực tiếp đến sản xuất nông, lâm nghiệp với hơn 21 nghìn ha lúa, gần 6 nghìn ha cây ăn quả, gần 3 nghìn ha hoa, rau mầu bị hư hỏng; gần 32 nghìn ha rừng bị gẫy đổ; 1.708 ha thủy sản bị thiệt hại; hàng nghìn đàn gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 104 sự cố công trình đê điều bị hư hỏng phải sửa chữa, khắc phục. Ước giá trị thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh trên 5.100 tỷ đồng; tổng giá trị thiệt hại, các sự cố công trình, thiệt hại về người  đều tăng so với năm 2023.

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh cho biết, dự báo tình hình thời tiết, thủy văn sẽ có diễn biến phức tạp tiềm ẩn nhiều thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Dự báo nhiệt độ trung bình toàn mùa ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5 -1,0ºC, nhiệt độ cao nhất dự báo từ 39 - 41ºC. Trong năm có khoảng 11 - 12 đợt nắng nóng diện rộng. Nhìn chung các đợt nắng nóng có cường độ dự báo không gay gắt như mùa hè năm 2024, tập trung chủ yếu các tháng 5, 6, 7, 8; từ tháng 9 nắng, nóng có xu hướng giảm.

Năm 2025, dự báo trên địa bàn tỉnh có từ 10 - 12 đợt mưa vừa, mưa to. Đỉnh lũ cao nhất năm 2025 có khả năng xảy ra vào tháng 7 và tháng 8. Đỉnh lũ trên các sông thấp hơn đỉnh lũ năm 2024. Đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Giông, lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh trong cơn mưa giông, tập trung vào các buổi chiều tối, đêm và các tháng giao mùa.

Để làm tốt công tác PCTT&TKCN trong năm 2025, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương cần tập trung, đề cao tính chủ động trong công tác phòng ngừa ứng phó thiên tai; xây dựng ý thức trách nhiệm  đối với công tác phòng, chống thiên tai.

Kiện toàn Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, cơ quan tham mưu về phòng, chống thiên tai sau khi có hướng dẫn của cấp thẩm quyền theo quy định. ) Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học như: ứng dụng công nghệ đo mưa, mực nước, nhiệt độ tự động thay bằng thủ công; cảnh báo thời tiết nguy hiểm bằng hình ảnh mây vệ tinh. Ứng dụng gửi các văn bản, công điện khẩn qua đường internet; sử dụng nhiều kênh thông tin (báo, đài truyền thanh, truyền hình, websites, facebook, email, tin nhắn ...) để truyền phát, đưa tin, dự báo, cảnh báo và phổ biến các kiến thức, kỹ năng phòng chống thiên tai.

Lồng ghép phố biến các kỹ năng ứng phó với thiên tai trong các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, nhất là các kỹ năng ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán tới người dânThực hiện rà soát, xây dựng Phương án phát triển hệ thống thuỷ lợi, phòng chống lũ của tuyến sông có đê và phát triển hệ thống đê điều giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 để tích hợp cụ thể trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang khi đến kỳ điều chỉnh trong thời gian tới.

Thường xuyên cập nhật, rà soát để kịp thời tham mưu, đề xuất điều chỉnh ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức phù hợp với thiên tai bất thường trong giai đoạn hiện nayTriển khai công tác tu bổ, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng chống xuống cấp hệ thống công trình phòng, chống thiên tai và xử lý khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai.

Kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý; đặc biệt là hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng, chống sạt lở, tiêu thoát nước, hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc, khai thác khoáng sản... Xác định các trọng điểm xung yếu, bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo an toàn, tổ chức tuần tra canh gác, phát hiện, giải quyết kịp thời các sự cố hư hỏng có thể xảy ra; sẵn sàng các phương án, kịch bản bảo vệ an toàn công trình, tính mạng và tài sản của Nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng, kể cả tình huống sự cố đê điều, hồ đập, xả lũ khẩn cấp.

Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai thông qua diễn tập được các địa phương đẩy mạnh triển khai. 

Quản lý chặt chẽ công tác vận hành hồ chứa, nhất là các hồ đập xung yếu có nguy cao cao xảy ra sự cố, do cấp cơ sở quản lý. Quản lý, bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) theo quy định của Luật Đê điều. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng lấn chiếm lòng sông, suối; khai thác khoáng sản (đất), san gạt hạ cốt nền, đào bạt sườn dốc khu vực đồi núi để xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng mà không có biện pháp xử lý, khắc phục làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế các hoạt động làm gia tăng rủi do thiên tai. Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm vùng miền, đảm bảo hiệu quả và bền vững.

Ủy ban nhân dân cấp cơ sở triển khai vận động Nhân dân phát quang, nạo vét khơi thông dòng chảy, tháo dỡ vật cản gây ách tắc dòng chảy và hạn chế tiêu thoát lũ; an toàn hành lang công trình đê điều, thủy lợi và hành lang lưới điện trong mùa mưa lũ; cắm các biển cảnh báo tại những khu vực xung yếu, ngầm tràn các khu vực có nguy cơ cao sạt lở, lũ quét, ngập lụt. Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, đơn vị thi công công trình: Đối với các công trình đang thi công hoặc đã thi công xong nhất là các công trình liên quan đến đê điều, thủy lợi chủ động xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, bảo vệ an toàn cho người và phương tiện thiết bị và công trình phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ, bão./.

 

Đức Minh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline