Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 18:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

An Giang thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Thứ hai, 04/03/2024 13:03

TMO - Tỉnh An Giang đang đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương.

An Giang được đánh giá là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi để giao thương, liên kết phát triển với các trung tâm kinh tế lớn trong và ngoài nước. Địa phương này là một tỉnh của miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng ĐBSCL, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, là nơi đầu tiên dòng Mekong chảy vào địa phận Việt Nam. An Giang còn giáp với nhiều tỉnh, thành phố: Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ và Vương quốc Campuchia.

Hiện nay, kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển, thương mại, dịch vụ, kết nối giao thương giữa An Giang với các tỉnh trong và ngoài vùng. Trong đó, hệ thống mạng lưới quốc lộ với tổng chiều dài hơn 153km. Bên cạnh đó, An Giang còn có 19 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài gần 528km và hệ thống đường huyện tỷ lệ nhựa hóa đạt 81,9%. Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng khi hoàn thành sẽ khơi thông tuyến hành lang hướng về biên giới Tây Nam và kết nối cảng nước sâu Trần Đề, tạo cơ hội tiếp cận thị trường các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN. 

Hệ thống giao thông đường thủy nội bộ rất phát triển, đảm bảo vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất ra các điểm tập kết trên các tuyến sông, kênh chính. Hai tuyến vận tải thủy quan trọng của tỉnh là sông Tiền và sông Hậu vận tải liên vận quốc tế, liên vùng. Hạ tầng điện lực của tỉnh khá ổn định. Việc cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia, qua các trung tâm điện lực đặt tại khu vực Đồng bằng sông Củu Long. Trong đó, nhà máy nhiệt điện Ô Môn (TP. Cần Thơ) gồm 2 tổ máy, tổng công suất 330MW/tổ, nhà máy điện khí Cà Mau 750MW/tổ. Ngoài ra, An Giang còn có nguồn cấp điện từ 4 nhà máy điện mặt trời, như: Sao Mai, Văn Giáo 1, Văn Giáo, PEN Việt Nam… Đặc biệt, An Giang có nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 931.225 người, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều lao động trong các ngành công nghiệp.

An Giang được đánh giá là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi để giao thương, liên kết phát triển với các trung tâm kinh tế lớn trong và ngoài nước (Ảnh minh họa). 

Với mục tiêu phát triển cụm công nghiệp như tiền đề để phát triển công nghiệp của địa phương, An Giang dành nhiều chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư. Thời gian qua, Sở Công Thương An Giang đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đã thu hút được các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, đơn vị đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp. Đặc biệt, thông qua Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, DN đầu tư vào các cụm công nghiệp đã hưởng nhiều ưu đãi lớn.

Cụ thể, các đơn vị đầu tư sẽ được hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp; hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, các đơn vị còn được hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp, gồm: hệ thống các công trình giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng... Đồng thời, hỗ trợ đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào cụm công nghiệp. 

Với nhiều lợi thế và tiềm năng đã tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương. An Giang đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: Cụm công nghiệp Bình Đức mở rộng (TP. Long Xuyên); Cụm công nghiệp Vĩnh Bình mở rộng, Hòa Bình Thạnh thuộc huyện Châu Thành; Cụm công nghiệp Tân Trung mở rộng, Bình Thạnh Đông, Phú Bình, Chợ Vàm của huyện Phú Tân. Tại huyện An Phú, các cụm công nghiệp đang được mời gọi đầu tư, gồm: An Phú, Long Bình; tại huyện Tri Tôn là các cụm công nghiệp: Cô Tô, Núi Tô, Lương An Trà 2, Lương An Trà 3.

Ngoài ra, UBND tỉnh còn kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào Cụm công nghiệp Vĩnh Tế (TP. Châu Đốc); Cụm công nghiệp Châu Phong, Long Sơn, Vĩnh Xương, Long An (TX. Tân Châu). Các cụm công nghiệp: An Nông, An Cư, An Phú của TX. Tịnh Biên được mời gọi đầu tư. Trong khi đó, tại huyện Chợ Mới, UBND tỉnh thực hiện kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp: Hòa An, Hòa Bình, Long Giang, Nhơn Mỹ, Long Điền A của huyện Chợ Mới. Đồng thời, mời gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tân Thành, Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn); Cụm công nghiệp Bình Mỹ 1, Bình Mỹ 2, Bình Mỹ 3, Mỹ Phú, Mỹ Phú 2, Mỹ Phú 3 của huyện Châu Phú.

Các lĩnh vực kêu gọi chủ yếu là đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, tùy vào tình hình thực tế của địa phương, các ngành nghề được mời gọi đầu tư, như: Chế biến nông, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, xay xát; hàng may mặc, da giày; vật liệu xây dựng, nhựa cao cấp; thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng, công nghiệp hỗ trợ… và các ngành nghề khác tùy theo yêu cầu phát triển của địa phương và đầu tư của các doanh nghiệp.

May mặc và chế biến nông sản thuộc các ngành nghề được đẩy mạnh thu hút đầu tư tại các CCN.  

Thời gian tới, Sở Công thương An Giang sẽ tăng cường hỗ trợ các địa phương thực hiện các thủ tục thẩm định thành lập, bổ sung, điều chỉnh và mở rộng các cụm công nghiệp đủ điều kiện trên địa bàn. Hỗ trợ mời gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp, bao gồm: đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, ưu tiên các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với quy hoạch và có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025. Đồng thời, triển khai các hoạt động phát triển cụm công nghiệp như: hội nghị triển khai văn bản quy phạm pháp luật; hội nghị, hội thảo về phát triển cụm công nghiệp; tổ chức mời gọi DN đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp; làm việc với Bộ Công thương về bổ sung cụm công nghiệp…

Sở Công Thương An Giang cho biết, trong lĩnh vực công nghiệp, đơn vị tiếp tục bám sát tình hình, tập trung rà soát, triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ, chương trình khuyến công… Từ đó, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có nhiều khởi sắc. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp năm 2023 tăng 11% so cùng kỳ. Hoạt động sản xuất - kinh doanh cơ bản ổn định. Doanh nghiệp cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Tỉnh kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên lĩnh vực công nghiệp chế biến, cụm công nghiệp, năng lượng, khuyến công…nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Nhờ vậy, sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục duy trì tăng trưởng so cùng kỳ.

Sở Công Thương tỉnh thường xuyên thông tin chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh và Trung ương; tổ chức cho doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đầu cuối tại TP.HCM, TP. Hà Nội… Hỗ trợ 3,5 tỷ đồng cho 18 đề án ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023. Chương trình khuyến công được tích cực triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng, đổi mới thiết bị công nghệ. Tỉnh hỗ trợ 13 đề án khuyến công địa phương, tổng kinh phí 3,3 tỷ đồng.  

 

 

Ngọc Trang

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline