Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 17:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

3 giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng thay thế

Thứ sáu, 12/01/2024 15:01

TMO – Trên 60 giấy phép khai thác cát đã được cấp trong thời gian qua. Tuy nhiên trữ lượng cát san lấp hiện tại chỉ còn khoảng 37 triệu mét khối, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu cho các dự án đường cao tốc, chưa kể các dự án đường bộ khác.

Các công trình cao tốc thường được cấu tạo với các lớp vật liệu nền, móng, mặt đường. Trừ các đoạn tuyến đi qua các vùng địa hình đồi núi, trung du có cấu tạo nền đường dạng đào, đắp hỗn hợp có thể tận dụng vật liệu khu vực lân cận, còn lại các đoạn tuyến đi qua vùng đồng bằng thường gặp nền đất yếu, đòi hỏi phải có giải pháp xử lý nền, thay đất, tôn cao độ nền, dẫn đến khối lượng vật liệu đất, cát cần sử dụng rất lớn.

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường bước đầu đã có phương án tháo gỡ một phần khó khăn về nguồn vật liệu san lấp tại đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, 64 giấy phép khai thác cát đã được cấp. Tuy nhiên trữ lượng cát san lấp hiện tại chỉ còn khoảng 37 triệu mét khối, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu cho các dự án đường cao tốc, chưa kể các dự án đường bộ khác. Chính vì vậy, việc tìm vật liệu thay thế, sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng là vô cùng cần thiết hiện nay.

(Ảnh minh họa)

Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) đã đưa ra 3 giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng thay thế. Đó là sử dụng cát biển làm cát san lấp; sử dụng tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu san lấp và nền đường ô tô; sử dụng giải pháp đường trên cao bằng bê tông cốt thép. Hiện việc khai thác và sử dụng cát biển để xây dựng công trình đã được nhiều quốc gia thực hiện.

Bộ Giao thông Vận tải cũng đã triển khai ứng dụng thử nghiệm sử dụng cát biển làm nền đường ô tô, hiện đã thi công thử nghiệm xong 300m trên đường hoàn trả ĐT.078 (thuộc dự án thành phần Hậu Giang - Cà Mau). Bước đầu kết quả thử nghiệm cho thấy tính chất cơ lý (lún, chuyển vị ngang,...) của đường thử nghiệm đều bảo đảm tiêu chuẩn.

Về giải pháp sử dụng tro xỉ nhiệt điện kết hợp với cát mặn để đắp nền đường ven đường, theo các chuyên gia, chất lượng các loại vật liệu đầu vào không đồng đều tùy thuộc vào công nghệ, nguồn...Tuy nhiên, cũng có tính khả thi trong việc kết hợp tro bay, cát mặn trong xây dựng nền mặt đường ven biển và hải đảo với giá thành cạnh tranh, phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ, nhân công hiện hành.../.

 

 

PV

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline