Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 09:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Xuất khẩu viên nén gỗ dự báo đạt 1 tỷ USD

Thứ hai, 07/11/2022 12:11

TMO - Xuất khẩu viên nén gỗ đang tăng mạnh do nhu cầu đột biến từ các nước trong bối cảnh nguồn cung khí đốt gặp khó. Dự báo, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam có khả năng đạt 1 tỷ USD trong thời gian tới. 

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nhu cầu sử dụng viên nén gỗ trên thị trường thế giới đang tăng rất mạnh. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 trên thế giới. Hai thị trường xuất khẩu viên nén gỗ nhiều nhất của Việt Nam là Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong 10 tháng của năm nay, xuất khẩu viên nén của Việt Nam đạt tới gần 570 triệu (tăng gần 83% so với cùng kỳ năm 2021), trở thành mặt hàng đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu trong 8 mặt hàng xuất khẩu gỗ và lâm sản (sau đồ gỗ nội ngoại thất, gỗ nguyên liệu, dăm gỗ). 

Lý giải về nguyên nhân của sự tăng trưởng nổi bật của mặt hàng viên nén gỗ trong khi xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đang có dấu hiệu chững lại, đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, nguyên nhân chính là do tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Trong bối cảnh, Chính phủ Nga ra lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm gỗ, trong đó viên nén gỗ đến các “quốc gia không thân thiện” nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của châu Âu (EU). Điều này khiến các nước nhập khẩu viên nén của Nga phải tìm nguồn cung thay thế.

Viên nén gỗ trở thành mặt hàng đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu trong 8 mặt hàng xuất khẩu gỗ và lâm sản. Ảnh: TCG  

Viên nén gỗ cũng đáp ứng được yêu cầu giảm phát thải nên hiện nay nhiều khách hàng ở EU sang Việt Nam tìm mua, đẩy giá viên nén gỗ có lúc đã chạm đáy dưới 100 USD/tấn, nay lên tới 200 USD/tấn. Mặc dù được chào giá cao nhưng xuất khẩu viên nén gỗ từ Việt Nam vẫn chưa khai thác hiệu quả thị trường EU. Nguyên nhân là do thị trường này lại đòi hỏi truy xuất nguồn gốc nguyên liệu rất nghiêm ngặt để đảm bảo gỗ hợp pháp và chứng chỉ quản lý rừng bền vững (chủ yếu là FSC). Trong khi đó, ngành lâm nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS), hiện nay nước ta hiện mới chỉ có trên 250.000ha rừng có chứng chỉ FSC.  

Ngoài ra, tiêu chuẩn chất lượng viên nén gỗ tại thị trường EU hiện cao hơn hàng xuất khẩu đi Nhật Bản và Hàn Quốc. Có thể kể đến các tiêu chuẩn như độ tro, xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản yêu cầu 3% nhưng tại thị trường EU yêu cầu dưới 1%. Điều này đồng nghĩa nguyên liệu đầu vào phải rất sạch, vỏ cây phải bị loại bỏ. Tuy nhiên, hiện chưa có doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu độ tro dưới 1%. Theo một số doanh nghiệp, đây là một thách thức rất lớn, đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền bạc để cải thiện thiết bị và công nghệ.

Hiện cả nước có khoảng trên 80 doanh nghiệp tham gia sản xuất, xuất khẩu viên nén gỗ. Nguồn nguyên liệu sản xuất viên nén chủ yếu là các phụ phẩm của ngành gỗ như: cành, ngọn, gỗ nhỏ, bìa bắp từ gỗ rừng trồng và các đầu mẩu, gỗ thừa... từ các cơ sở chế biến. Việc gia tăng sản xuất mặt hàng này giúp tận dụng nguyên liệu thừa trong các công đoạn chế biến gỗ tạo ra. Ngay tại thị trường nội địa, viên nén gỗ cũng trở thành một mặt hàng quan trọng giúp ngành gỗ đi đầu, góp phần thực hiện mục tiêu COP26 của Việt Nam. 

Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho ngành sản xuất viên nén gỗ. 

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu mặt hàng này đang đối diện với nhiều thách thức lớn về tính bền vững, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngành. Đó là giá nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu có chứng chỉ, thuế xuất khẩu, cũng như việc cạnh tranh nguồn nguyên liệu giữa các doanh nghiệp trong ngành viên nén, giữa các ngành sử dụng chung gỗ rừng trồng trong nước. 

Mặc dù còn nhiều khó khăn song với kim ngạch xuất khẩu thời gian vừa quan, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, ngành viên nén đang phát triển rất mạnh, mang lại giá trị lớn trong chuỗi giá trị lâm nghiệp. Năm 2022, viên nén đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu trong 8 mặt hàng xuất khẩu gỗ và lâm sản, chỉ đứng sau đồ gỗ nội ngoại thất, gỗ nguyên liệu (bao gồm cả gỗ dán), dăm gỗ. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay, xuất khẩu viên nén trong cả năm 2022 có thể đạt khoảng 700 triệu USD. Trong năm 2023, viên nén có tiềm năng lọt vào nhóm các mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. 

 

 

Minh Thùy

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline