Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 19:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Xuất khẩu thủy sản dự báo mang về 9 tỷ USD

Thứ sáu, 27/10/2023 15:10

TMO - Với diễn biến hồi phục từ các thị trường, dự báo xuất khẩu thủy sản quý IV năm nay có thể mang về khoảng 2,4 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm ngoái, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm đạt 9 tỷ USD.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sau giai đoạn giảm sâu nửa đầu năm (-27%), từ tháng 6, mức tăng trưởng âm đã được thu hẹp dần. Riêng trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu chỉ còn thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 9 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 862 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, Trung Quốc, EU đều hồi phục, tăng từ 4 - 17% so với cùng kỳ năm 2022. 

Trong tháng 9, một số sản phẩm chủ lực đã lấy lại sự cân bằng so với cùng kỳ năm ngoái, như xuất khẩu tôm và cá ngừ đều đạt mức tương đương với tháng 9.2022. Đáng chú ý là sự hồi phục của mặt hàng cá tra với mức tăng trưởng dương gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu các sản phẩm khác như mực, bạch tuộc, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ vẫn thấp hơn cùng kỳ, nhưng mức giảm chỉ từ 6 - 12%.

Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý III chỉ thấp hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng là mức giảm ít nhất trong 3 quý của năm. Trong các khối thị trường lớn, Trung Đông được đánh giá là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp thuỷ sản Việt trong 2 năm gần đây, trước những biến động chiến tranh, lạm phát, khủng hoảng giá năng lượng. Trong quý III, riêng khối thị trường này có mức tăng trưởng nhập khẩu dương với thủy sản từ Việt Nam, ở mức 2%. Lũy kế 9 tháng của năm nay, khối này cũng có mức giảm thấp nhất. Khối thị trường ASEAN và CPTPP giảm lần lượt 15% và 20% so với cùng kỳ. Các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc đều giảm 17- 34%. Xuất khẩu sang Nhật Bản giảm ít hơn (-13%).

Với diễn biến hồi phục từ các thị trường, dự báo xuất khẩu thủy sản năm nay ước đạt 9 tỷ USD. 

Theo đánh giá của VASEP, xuất khẩu thủy sản năm 2023 sụt giảm cũng do chịu nhiều áp lực từ các yếu tố vĩ mô cả trong nước và quốc tế. Trước tiên, giá xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản đầu năm nay có xu hướng giảm. Sự cạnh tranh về giá thủy sản trên thị trường quốc tế khiến việc tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, dẫn tới việc giảm giá. Tiếp theo, nhu cầu thủy sản nhập khẩu cũng giảm do các quốc gia nhập khẩu cũng chưa tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho lớn của năm trước. Điều này đã tác động làm giảm giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tỷ USD trong năm 2022 về còn giá trị ước tính là 9 tỷ USD trong năm 2023.

Theo VASEP, kết quả xuất khẩu thủy sản trong quý III có sự khởi sắc so với những tháng đầu năm nhưng chưa có sự đột phá mạnh mẽ để nhìn thấy một xu hướng ổn định trong thời gian tới. Mức độ hồi phục doanh số xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới phụ thuộc phần nhiều vào 2 thị trường chính là Mỹ và Trung Quốc.

Cả 2 thị trường này đều có những tín hiệu khả quan về mặt nhu cầu. Các đơn hàng từ 2 thị trường này đang tăng trở lại, nhưng giá xuất khẩu vẫn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, giá trung bình xuất khẩu cá tra phi-lê đông lạnh sang Mỹ trong 9 tháng năm nay liên tục ở mức thấp hơn 25-40% so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài các loài cá thịt trắng khác như cá tuyết, cá minh thái, cá rô phi, thì xuất khẩu cá tra sang Mỹ phải cạnh tranh với chính lượng hàng tồn từ năm 2022. Các chuyên gia dự đoán ít nhất tới năm 2024, cơ hội phục hồi mới khả quan hơn, khi áp lực về tồn kho không còn lớn nữa. 

Với thị trường Trung Quốc, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước xuất khẩu khác cũng đang trông chờ vào sự khôi phục ổn định sau COVID. Chính vì nhiều nguồn cung nhắm tới thị trường này nên giá mua của các nhà nhập khẩu Trung Quốc thấp. Tuy nhiên, đây vẫn là điểm đến tiềm năng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản. Với diễn biến hồi phục dần dần từ các thị trường, dự báo xuất khẩu thủy sản quý IV có thể mang về khoảng 2,4 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm ngoái, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm nay đạt 9 tỷ USD, thấp hơn 17% so với năm 2022. 

Hiện tại, những khó khăn đối với doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở khâu bán hàng, việc tìm kiếm nguồn vốn, đặc biệt là vốn vay cũng đang đặt ra một số trở ngại nhất định cho ngành thủy sản. Để tháo gỡ các khó khăn nhằm phục hồi xuất khẩu cho ngành thủy sản, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc đa dạng hóa nguồn tài chính, tìm các nguồn vốn dài hạn để tập trung nghiên cứu phát triển, đầu tư vào công nghệ tiên tiến để cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó gia tăng giá trị xuất khẩu và giảm được áp lực giá bán.

Từ phía cơ quan quản lý, việc tăng tốc thực thi các biện pháp cụ thể để hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành sản xuất thủy sản là cực kỳ quan trọng. Điều này bao gồm việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu cấp vốn, tối ưu hóa chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng và phát triển hạ tầng giao thông vận tải. Đồng thời, tích cực thúc đẩy xúc tiến thương mại, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, cải thiện hiệu suất và tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường cũng là các biện pháp hỗ trợ đáng kể cho xuất khẩu thủy sản trong tương lai.

 

 

Thu Trang 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline