Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 17:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh trong tháng đầu năm

Thứ năm, 01/02/2024 12:02

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng đầu năm 2024 tăng cao.

Theo đó, ngay từ đầu năm 2024 toàn ngành nông nghiệp, nông thôn đã tích cực triển khai nhiệm vụ trọng tâm thực hiện kế hoạch năm; trong đó, tập trung triển khai các biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chuẩn bị đủ hàng hóa lương thực thực phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp điều tiết bình ổn giá cả thị trường…phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản bảo đảm ổn định, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát, giảm thiểu tối đa thiệt hại; bảo đảm tốt cung ứng hàng hóa, nhất là lương thực thực phẩm và đặc sản phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán sắp đến. 

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 1/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 5,14 tỷ USD, tăng 79,2% so với cùng kỳ; nhập khẩu 3,72 tỷ USD; xuất siêu 1,43 tỷ USD tăng hơn 4,6 lần so với cùng kỳ. Cụ thể, về xuất khẩu kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đạt 5,14 tỷ USD nhờ đóng góp của tất cả các nhóm hàng đều tăng. Trong đó, lâm sản 1,49 tỷ USD, tăng 72,5%; thủy sản 730 triệu USD, tăng 60,8%; nông sản 2,71 tỷ USD, tăng 93,8%; chăn nuôi 36 triệu USD, tăng 3,5%; đầu vào sản xuất 177 triệu USD, tăng 49,2%.

Về thị trường, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tới các thị trường đều tăng. Trong đó xuất khẩu sang khu vực Châu Mỹ 1,18 tỷ USD, tăng 93,6%; Châu Phi 104 triệu USD, tăng 185,4%; Châu Á 2,52 tỷ USD, tăng 86,3%; Châu Âu 532 triệu USD, tăng 38,2% và Châu Đại Dương 78 triệu USD, tăng 100,9%. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỉ trọng 23%, tăng 106,9%; Hoa Kỳ chiếm 20,8%, tăng 95,9% và Nhật Bản chiếm 7,4%, tăng 47,5%.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng đầu năm 2024 tăng cao.

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) cho biết, đơn vị đã chủ động đàm phán mở cửa thị trường, kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ nông lâm thủy sản. Nhờ đó, năm 2023 có thêm nhiều cơ sở thủy sản đã được phép xuất khẩu sang các thị trường như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ… Cụ thể, đã bổ sung 38 cơ sở xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc nâng tổng số lên 786 cơ sở; 13 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU nâng lên tổng số lên 524 cơ sở; 45 cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ, cua, tôm hùm sống nâng tổng số lên 585 cơ sở xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc; 1 cơ sở cá tra vào Mỹ nâng tổng số lên 26 cơ sở; thêm 2 cơ sở xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga nâng tổng số lên 83 cơ sở.

Cùng với đó, cả nước có 6.997 vùng trồng được cấp mã số xuất khẩu đi các thị trường; 1.613 cơ sở đóng gói được cấp mã số xuất khẩu; bổ sung sản phẩm xuất khẩu (sầu riêng, tổ yến sang Trung Quốc; bưởi diễn, dừa tươi sang Hoa Kỳ…). Các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT đã kịp thời tháo gỡ khó khăn xuất khẩu đi các thị trường, các lô hàng bị cơ quan thẩm quyền các nước cảnh báo…

Thời gian tới, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp tục hướng dẫn các địa phương kiện toàn tổ chức, tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường. Đồng thời, tổ chức vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến gắn với cơ sở chế biến nông thủy sản bảo đảm chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chuyển giao ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, gia tăng chế biến; tổ chức sản xuất theo quy định thị trường; xây dựng, phát triển thương hiệu, tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương phát triển thị trường trong và ngoài nước.

Ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. 

Bộ NN&PTNT cho biết, trong tháng 1 giá hầu hết các mặt hàng có xu hướng tăng so với thời điểm tháng 11/2023 do nhu cầu cao dịp cận Tết Nguyên đán, nhưng tương đối ổn định và tăng giảm đan xen so với thời điểm tháng 12/2023. Nhìn chung, nguồn cung hàng nông sản dồi dào, bảo đảm phục vụ tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán, giá cả không biến động nhiều thậm chí một số mặt hàng giảm do người dân thay đổi thói quen tiêu dùng; nhu cầu năm nay có tăng hơn so với dịp Tết Nguyên đán năm 2023. Về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, đến nay, có 2.510 chuỗi được kiểm soát và duy trì. Phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát về an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các chợ đầu mối, cơ sở kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán. 

Thời gian tới, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn để chỉ đạo thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp. Tăng cường công tác bảo vệ thực vật, tổ chức trực ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch và kịp thời xử lý các vùng dịch phát sinh; đặc biệt lưu ý các sinh vật gây hại trên lúa và cây trồng khác (ngô, rau màu, sắn, điều, hồ tiêu, cà phê, thanh long, cây có múi...).

Về chăn nuôi, chỉ đạo, kiểm tra các địa phương thực hiện các biện pháp tăng cường phòng chống đói, rét và dịch bệnh trên đàn vật nuôi; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm; hỗ trợ tiêu thụ, lưu thông sản phẩm chăn nuôi đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội đầu năm. Về thuỷ sản, theo dõi diễn biến thời tiết và tình hình khai thác hải sản trên các vùng biển để kịp thời hỗ trợ ngư dân yên tâm sản xuất an toàn, hiệu quả. Tổ chức tốt lễ ra quân, cầu ngư sau Tết Nguyên đán tại một số tỉnh; đồng thời tuyên truyền, phản ánh kịp thời các mô hình khai thác hải sản hiệu quả trong dịp Tết Nguyên đán.

Bên cạnh đó, phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tập trung vào các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU; mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như các nước Hồi giáo Halal, Trung Đông, Châu Phi...Đồng thời, tận dụng các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.

 

 

Hà Thu

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline