Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 04:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản duy trì đà tăng trưởng

Thứ ba, 02/04/2024 13:04

TMO - Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái.  

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, 3 tháng đầu năm 2024, nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, bảo đảm đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước. Theo đó, quý I/2024 ước đạt 2,9 - 3% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó trồng trọt tăng 2,02%; chăn nuôi tăng 4,34%, thủy sản tăng 3,46%; lâm nghiệp tăng 4,11%. Trong 3 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu đạt 3,36 tỷ USD tăng 96,5% so với cùng kỳ.

Về xuất khẩu, kim ngạch tháng 3 đạt 4,85 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trươc. Trong đó, nông sản chính 2,75 tỷ USD (tăng 31,1% so tháng 3.2023), lâm sản chính 1,22 tỷ USD (giảm 0,3%), thủy sản 653 triệu USD (giảm 14,6%), chăn nuôi 43,6 triệu USD (tăng 8,3%), đầu vào sản xuất 173 triệu USD (tăng 0,2%). Tính chung 3 tháng, các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm trước nên kim ngạch xuất khẩu tăng, đạt 13,53 tỷ USD; đóng góp vào kết quả này có: Nông sản 7,46 tỷ USD, tăng 31,1%; lâm sản 3,61 tỷ USD, tăng 18,8%; thủy sản 1,86 tỷ USD, tăng 1,9%; chăn nuôi 113 triệu USD, tăng 4,8%; đầu vào sản xuất 481 triệu USD, tăng 8,3%.

Đã có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD: gỗ 2,32 tỷ USD (tăng 26,8%); rau quả 1,23 tỷ USD (tăng 25,8%); gạo 1,37 tỷ USD (tăng 40% với lượng 2,07 triệu tấn, tăng 12%); cà phê 1,9 tỷ USD (tăng 54,2% với lượng 799 nghìn tấn, tăng 44,4%). Đối với ngành hàng rau quả, trong tháng 3/2024 kim ngạch xuất khẩu đạt 433 triệu USD. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 1,23 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu gỗ và lâm sản trở thành ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất trong 3 tháng đầu năm đạt 2,32 tỷ USD. 

Cà phê đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất trong quý đầu năm nay. Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 799 nghìn tấn cà phê, thu về 1,9 tỷ USD; tăng 44,45 về lượng và tăng 54,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cà phê lập kỷ lục lịch sử khi gần cán mốc 2 tỷ USD chỉ sau 3 tháng. Xuất khẩu gạo cũng tăng trưởng ấn tượng, với lượng xuất 2,07 triệu tấn và kim ngạch 1,37 tỷ USD; tăng 12% về lượng và tăng 40% về kim ngạch so với 3 tháng đầu năm 2023. Việt Nam tiếp tục là một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, bên cạnh Ấn Độ và Thái Lan.

Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản trong 3 tháng đầu năm tăng khá so với cùng kỳ trước như: Giá xuất khẩu gạo đạt 661 USD/tấn, tăng 25%; cà phê 3.181 USD/tấn, tăng 43,5%, cao su 1.462 USD/tấn, tăng 5,1%; hạt tiêu 4.153 USD/tấn, tăng 35,6%. Tuy nhiên, một số nông sản có giá xuất khẩu giảm như: hạt điều 5.329 USD/tấn, giảm 8,6%; chè 1.616 USD/tấn, giảm 2,2%; phân bón 412 USD/tấn, giảm 9,1%…

Về cơ cấu thị trường, giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Trong đó xuất khẩu sang châu Á ước đạt 6,27 tỷ USD (tăng 16,6%); châu Mỹ 2,96 tỷ USD (tăng 27,2%); châu Âu 1,85 tỷ USD (tăng 34,8%); châu Đại Dương 188 triệu USD (tăng 22,9%) và châu Phi 192 triệu USD (tăng 21,6%). Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng nông lâm thủy sản Việt Nam; trong đó giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 18,3%; Hoa Kỳ chiếm 19,9%, tăng 28,3% và Nhật Bản chiếm 7%, tăng 4,6%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay ước đạt 10,18 tỷ USD, tăng 8,2%. Trong đó: Nông sản 6,45 tỷ USD, tăng 9,9%; sản phẩm chăn nuôi 720 triệu USD, giảm 6,7%; thuỷ sản 636 triệu USD, giảm 3,9%; lâm sản 544 triệu USD, tăng 10,8%; đầu vào sản xuất 1,81 tỷ USD, tăng 13,5%; muối 7,8 triệu USD, giảm 33,5%. Về thị trường, giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản từ châu Á giảm 6,1%, đạt 2,75 tỷ USD; châu Mỹ tăng 21,4%, đạt 2,64 tỷ USD; châu Đại Dương giảm 20,2%, đạt 563,8 triệu USD; châu Âu tăng 23,8%, đạt 482,9 triệu USD và châu Phi giảm 10%, đạt 214 triệu USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua Bộ đã phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát sao và báo cáo kịp thời Ban chỉ đạo điều hành giá và Tổ điều hành thị trường trong nước, Ban chỉ đạo giá của Chính phủ diễn biến giá cả và nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như lúa gạo, thịt lợn, rau quả, thủy sản, phân bón; Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 02/3/2024 về đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Hướng dẫn các địa phương điều tiết kế hoạch sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm, các trường hợp lô hàng bị cảnh báo tại thị trường nhập khẩu và đàm phán xử lý rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp phát triển thị trường nông sản. 

Thời gian tới, công tác phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản; triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU; mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như: các nước Hồi giáo Halal, Trung Đông, Châu Phi... Tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới; phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.

Xuất khẩu gạo tiếp tục tận dụng cơ hội để gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường.  

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, thị trường gạo thế giới đang tiếp tục chịu tác động bởi nhiều yếu tố như lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số quốc gia. Đáng kể là Nga tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen; thời tiết không thuận lợi gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng lương thực tại nhiều nước… gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo của các quốc gia. Trong khi đó, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, việc Trung Quốc và Indonesia gia tăng nhập khẩu gạo vẫn đang tạo nhiều cơ hội hơn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.  

Philippines là thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành hàng gạo Việt Nam, Hiện gạo Việt Nam đang chiếm tới 85% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines. Indonesia là quốc gia nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam. Hiện Indonesia đang trải qua 9 tháng thâm hụt gạo liên tiếp do sản xuất trong nước thiếu hụt so với nhu cầu. Trước tình hình này, các chuyên giá khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần theo dõi sát thông tin thị trường, tận dụng tranh thủ cơ hội xuất khẩu gạo sang các thị trường Philippines và Indonesia. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng cần đa dạng các mặt hàng gạo xuất khẩu, không chỉ quá tập trung vào các sản phẩm gạo có chất lượng cao phục vụ cho người có thu nhập cao, mà còn cần khai thác tiềm năng của các loại gạo chất lượng trung bình để phục vụ cho số lượng lớn người dân thu nhập trung bình và thấp. 

Đối với ngành hàng rau quả, với những tín hiệu tích cực thời gian qua, Bộ NN&PTNT dự báo năm 2024 ngành hàng rau quả tiếp tục đón nhận những kỷ lục mới 6-6,5 tỷ USD; tăng trưởng ở mức 15-20% so với năm 2023. Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng cho mặt hàng rau quả của Việt Nam bởi lợi thế về địa lý, nhiều nét tương đồng trong văn hóa ẩm thực. 

 

 

Lê Mai 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline