Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 19:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Xuất khẩu cá tra dự báo tăng trưởng mạnh dịp cuối năm

Thứ năm, 23/11/2023 13:11

TMO - Sau khoảng thời gian gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu, từ đầu quý IV đến nay, mặt hàng cá tra có dấu hiệu phục hồi. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam,  xuất khẩu ngành hàng cá tra cả năm 2023 sẽ đạt khoảng 1,7 tỷ USD. 

Tính đến hết tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước đạt trên 1,5 tỷ USD. Trong đó, thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc bắt đầu gia tăng nhu cầu sử dụng mặt hàng cá tra nhằm chuẩn bị nguồn hàng cho mùa lễ hội cuối năm. Không chỉ vậy, thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng phục hồi trở lại.

Cụ thể, số liệu thống kê cho thấy tháng 10/2023 xuất khẩu cá tra ghi nhận tăng trưởng dương ở các thị trường như: Trung Quốc và Hồng Kông, Mexico, Canada, EU,... Trong đó, một số thị trường Nam Mỹ và châu Á được đánh giá là tiềm năng, như: Brazil, Trung Quốc, Thái Lan với mức tăng trưởng đều đạt 2 con số.

Trong tháng 10/2023, xuất khẩu các sản phẩm cá tra sống, tươi, đông lạnh, khô đạt giá trị cao nhất kể từ đầu năm 2023, với hơn 31 triệu USD, tăng 35%, chiếm 18% tỷ trọng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu chủ lực vẫn là các sản phẩm phile cá tra với doanh số đạt 139 triệu USD, giảm nhẹ 9% trong tháng 10/2023, chiếm 80% tỷ trọng. Ngoài ra, xuất khẩu các sản phẩm chế biến khác đạt hơn 2 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.

Với dự báo về tăng trưởng tại các thị trường chủ lực trong những tháng cuối năm, xuất khẩu cá tra dự báo mang về 1,7 tỷ USD trong năm 2023. Ảnh: NT. 

Theo số liệu phân tích của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 10/2023, Trung Quốc và Hồng Kông vẫn tiếp tục là thị trường đứng đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam và ghi nhận tăng trưởng dương với giá trị đạt tương đương so với tháng trước đó 56 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Hiện nay, thị trường Mỹ đã có dấu hiệu cải thiện nhu cầu tiêu dùng, tỷ lệ tồn kho sản phẩm của công ty tại các nhà phân phối, bán lẻ ở Mỹ đã giảm về mức trung bình. Cùng với đó, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tiếp tục được cải thiện. Những yếu tố này cùng với thời điểm mùa lễ hội cuối năm có thể kích thích các doanh nghiệp tại đây gia tăng tích trữ hàng tồn kho trở lại sẽ là cơ hội cho xuất khẩu thủy sản nói chung, cũng như mặt hàng cá tra Việt Nam.

Trong khối thị trường Liên minh châu Âu (EU), Đức vẫn là điểm sáng của khối thị trường này khi xuất khẩu cá tra Việt Nam. Theo VASEP, những tháng đầu năm 2023, Đức luôn thuộc top thị trường duy trì tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam bất chấp biến động của thế giới. Đức cũng là một trong số ít những thị trường ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số từ 20 - 84% nửa đầu năm nay, trong khi hầu hết xuất khẩu cá tra  sang các thị trường khác đều giảm.  

Ngoài thị trường Đức, tháng 10/2023, hầu hết các thị trường chính nhập khẩu cá tra Việt Nam trong khối EU đều ghi nhận sụt giảm như Hà Lan (giảm 27%), Bỉ (giảm 35%), Tây Ban Nha (giảm 7%),... Nhu cầu về cá tra Việt Nam tại EU dần tăng trở lại do thời điểm chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm. Thị trường tại khu vực EU kỳ vọng sẽ là điểm sáng xuất khẩu những tháng cuối năm nay khi được đánh giá là có nền kinh tế ổn định hơn so với các thị trường trọng điểm khác.

Những tín hiệu bắt đầu hồi phục và tăng trưởng nhẹ trong tháng đầu quý IV năm nay kỳ vọng sẽ duy trì và tăng trong 2 tháng cuối năm 2023. Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, khả năng 2 tháng cuối năm xuất khẩu cá tra đạt trên 200 triệu USD. Như vậy, xuất khẩu toàn ngành có thể đạt trên dưới 1,7 tỷ USD. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và giá cả cạnh tranh, ngành hàng cá tra đang chú trọng nhiều giải pháp cải thiện chuỗi sản xuất nuôi trồng, chế biến cung ứng xuất khẩu. Đây là điều kiện tất yếu nhằm tận dụng thời cơ, khai thác tốt nhất tiềm năng xuất khẩu, ngành hàng thủy sản thế mạnh của vùng. 

Tính đến cuối tháng 10/2023, diện tích nuôi mới cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long là 5.319 ha, tăng 85,36% so với cùng kỳ năm 2022; thu hoạch 3.663 ha, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2022, sản lượng đạt 1.336.346 tấn (tăng 61,29% so với cùng kỳ năm 2022), năng suất trung bình đạt 365 tấn/ha. Hiện nay Đồng Tháp là địa phương dẫn đầu về diện tích nuôi và sản lượng cá tra. Đây là một trong năm ngành hàng chủ lực được tỉnh Đồng Tháp thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.

Theo số liệu của Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, cá tra là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, chiếm hơn 65% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong 10 tháng của năm 2023, sản lượng cá tra xuất khẩu ước đạt 213.547 tấn; kim ngạch ước đạt 534,38 triệu USD. Ước tính năm 2023, sản lượng cá tra xuất khẩu đạt 245.307 tấn; kim ngạch đạt 616,08 triệu USD. Mặt hàng cá tra của tỉnh xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường trọng điểm bao gồm: Trung Quốc (chiếm 26,3%); Mỹ (chiếm 24,5%), EU (chiếm 11,3%)....

Là một trong những vùng nuôi cá tra chủ lực của ĐBSCL, tỉnh Đồng Tháp triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ảnh: TH.

Sở Công Thương Đồng Tháp cho biết: “Thời gian qua, cá tra được sản xuất khép kín theo chuỗi ngành hàng theo vùng tập trung quy mô lớn, cung ứng nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến và xuất khẩu, mang lại giá trị sản xuất cao. Cá tra của tỉnh sản xuất theo quy trình, quy chuẩn đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, hoạt động nuôi cá tra thương phẩm chủ động công tác giống, áp dụng các biện pháp kỹ thuật giảm giá thành, phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng trong chế biến, nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh...

Toàn tỉnh Đồng Tháp có 378 cơ sở được cấp mã số nhận diện với diện tích mặt nước 1.630 ha. Đa số các hộ nuôi liên kết với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn, doanh nghiệp chế biến bằng nhiều hình thức khác nhau với diện tích khoảng 794 ha. Ngành hàng cá tra của tỉnh đang đối mặt với một số khó khăn, thách thức. Chất lượng con giống có biểu hiện suy giảm; giá thành sản xuất tăng, trong khi nhiều tháng qua, giá cá tra liên tục chỉ ở mức 26.500 đồng-28.000 đồng/kg, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người nuôi.

Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, việc liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị ngành hàng cá tra của tỉnh còn lỏng lẻo. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, kênh phân phối tiêu thụ, hệ thống logistics (vận chuyển, kho bãi...) còn rất nhiều hạn chế. Sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp liên tục gặp khó về thị trường tiêu thụ, hàng tồn kho nhiều tạo ra nhiều áp lực về chi phí...

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục phát triển ngành hàng cá tra theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, dựa trên việc áp dụng các giải pháp khoa học tiên tiến, công nghệ trong quản lý. Cùng với đó, thực hiện thường xuyên công tác quan trắc môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản; theo dõi sát tình hình liên kết sản xuất, tiêu thụ, thông tin thị trường. Đồng thời tập trung thực hiện công tác chuyển đổi số trong công tác quản lý và điều hành ngành hàng cá tra về quản lý quy hoạch, cấp mã nhận diện, thông tin sản xuất, thị trường và môi trường nuôi....

 

 

Tiến Dũng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline