Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 12:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu

Thứ tư, 26/10/2022 02:10

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, kiểm soát dịch bệnh nói chung và xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là một trong những biện pháp phòng, chống dịch bệnh từ sớm, từ xa để hướng tới xây dựng vùng chăn nuôi an toàn sinh học.

Trong những năm qua, Bộ NN&PTNT và UBND các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, cơ bản đã kiểm soát tốt các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, dịch bệnh truyền lây sang người ở phạm vi cả nước nói chung, tạo thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Thông tin tại hội nghị triển khai xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện, cả nước có 2.210 vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh tại 55 tỉnh, thành phố với 4.125 lượt chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với 20 bệnh, gồm: 1.687 lượt chứng nhận cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh; 2.386 lượt chứng nhận cơ sở, vùng chăn nuôi heo an toàn dịch bệnh; 52 lượt chứng nhận cơ sở, vùng chăn nuôi gia súc khác.

Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học góp phần mang lại lợi ích bền vững cho người chăn nuôi. Ảnh: Cao Thắng 

Bộ NN&PTNT cũng đã đàm phán thành công về thú y để được phép xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, giá trị xuất khẩu hơn 430 triệu USD. Đặc biệt các sản phẩm thịt gà chế biến chín đã được xuất khẩu sang 7 quốc gia, vùng lãnh thổ (bao gồm: Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Liên bang Nga và 5 nước Liên minh Á Âu); trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu được khoảng 4.500 tấn.

Trong năm 2021 và từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn cả nước không có báo cáo ổ dịch tai xanh mới phát sinh tại các địa phương. Trong khi đó, một số loại dịch bệnh khác trên gia súc, gia cầm còn diễn biến phức tạp, nguy cơ tái phát và phát sinh rất cao. Cụ thể, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước phát sinh 1.132 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 51 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 51.729 con lợn. Hiện nay cả nước vẫn còn 53 ổ dịch tại 53 huyện của 18 tỉnh chưa qua 21 ngày. Đối với dịch lở mồm long móng trên gia súc, từ đầu năm đến nay đã xảy ra 13 ổ dịch tại 9 huyện của 7 tỉnh, thành. Hiện nay, còn có 4 ổ dịch lở mồm long móng tại tỉnh Hà Tĩnh và Gia Lai chưa qua 21 ngày.

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã ghi nhận 238 ổ dịch tại 57 huyện của 16 tỉnh, thành, hiện cả nước còn 5 ổ dịch tại tỉnh Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tiền Giang và Bến Tre chưa qua 21 ngày. Đối với dịch cúm gia cầm, từ đầu năm 2022 đến nay, phát sinh 34 ổ dịch tại 19 tỉnh, thành phố. Đến thời điểm hiện nay còn ghi nhận 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại tỉnh Nghệ An chưa qua 21 ngày. 

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, việc xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm ngành chăn nuôi. Trong giai đoạn 2022-2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt kế hoạch quốc gia triển khai Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030”. Trong đó, có hợp phần về tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người giai đoạn 2022-2030 với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. 

Tổ chức sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn chăn nuôi an toàn, góp phần tạo thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm 

Giai đoạn này, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) tại vùng Đông Nam Bộ. Từ đó, nhân rộng mô hình, vận dụng xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh tại các địa phương khác trên phạm vi cả nước; tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước, thúc đẩy tăng nhanh xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật; tạo việc làm, tăng thu nhập cho hơn 20 triệu người tham gia chuỗi sản xuất chăn nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.

Hiện nay, việc các nước nhập khẩu chỉ chấp nhận lợn, sản phẩm từ lợn có nguồn gốc từ quốc gia, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của OIE (Tổ chức Thú y Thế giới); không chấp nhận từ cơ sở an toàn dịch bệnh. Do đó, việc chứng minh vùng nuôi lợn an toàn dịch bệnh theo quy định của OIE là rất khó, cần nhiều nguồn lực, đặc biệt cần ưu tiên vùng đất rộng lớn (từ 500 ha trở lên), tách biệt về mặt địa lý và có khoảng cách xa (tối thiểu 10 km) với các vùng chăn nuôi lợn mật độ cao. 

Ngành nông nghiệp và các địa phương phải có các giải pháp, đề án triển khai đồng bộ và cần được đầu tư đúng mức để xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi trong cơ cấu nền nông nghiệp.

 

 

 

Hoàng Hà 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline