Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/10/2024 09:10

Tin nóng

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Thứ bảy, 05/10/2024

Xây dựng, bảo vệ thương hiệu nông sản địa phương

Thứ năm, 26/09/2024 13:09

TMO - Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là địa phương có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện sinh thái phù hợp để sản xuất nông nghiệp với quy mô hàng hóa lớn. Trong những năm qua, địa phương này đẩy mạnh triển khai việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản.  

Với những lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu, thành phố Đà Lạt có các loại nông sản chiếm ưu thế so với các vùng khác là rau, hoa, chè, cà phê có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới. Tuy diện tích không lớn nhưng thành phố đã thực hiện các giải pháp ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị thương phẩm đối với những sản phẩm đặc thù có lợi thế cạnh tranh cao. Đến nay, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố là 7.240 ha, chiếm 67,3% diện tích canh tác nông nghiệp của thành phố.

Theo báo cáo của Phòng Kinh tế TP.Đà Lạt, hiện nay nhiều sản phẩm nông sản Đà Lạt đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trong đó có thể kể đến như rau Đà Lạt, nhãn hiệu độc quyền “Hoa Đà Lạt”, sản phẩm Cà phê Cầu Đất Đà Lạt, Hồng Đà Lạt, Dâu tây Đà Lạt. Năm 2017, Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành". Năm 2023 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu “ Đà Lạt – kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. 

Trong những năm qua, Đà Lạt đã xây dựng được nhãn hiệu độc quyền đối với các sản phẩm rau, hoa tươi, dâu tây... 

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản, tuy nhiên thời gian qua tại địa phương này đã xảy ra một số vụ việc gian lận thương mại liên quan đến nông sản của thành phố Đà Lạt nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung. Trước đó, vào cuối tháng 8/2024, Phòng Cảnh sát Điều tra về tội phạm ma túy, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành kiểm tra 8 điểm kinh doanh rau củ trên địa bàn hai huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương. Tại các cơ sở kinh doanh này, nhiều tấn khoai tây không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã được trộn đất đỏ Đà Lạt, đóng gói nhằm giả danh thương hiệu "nông sản Đà Lạt". Việc này ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu nông  sản trên địa bàn. 

Trong đó, ảnh hưởng đến trải nghiệm không tốt khi sản phẩm đó không đảm bảo chất lượng như các sản phẩm được sản xuất tại Đà Lạt, Lâm Đồng cũng như có thể sẽ gặp rủi ro về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, người nông dân, doanh nghiệp, HTX sản xuất chân chính có nguy cơ bị giảm sản lượng tiêu thụ, đối mặt với tình trạng giảm doanh thu do sự cạnh tranh không công bằng từ sản phẩm giả mạo hoặc kém chất lượng. Mặt khác, giá trị sản phẩm thật có thể bị giảm xuống do sự nhầm lẫn của người tiêu dùng. Đồng thời có thể phải chịu thêm chi phí để chứng minh tính chính hãng của sản phẩm, từ việc tạo nhãn mác chất lượng đến việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng.

Trước thực trạng trên, để bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt, tại Tọa "Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt", đại điện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Lâm Đồng cần quản lý chặt nguồn cung bằng các quy định chặt chẽ, cam kết của các thương nhân, tiểu thương kinh doanh nông sản trên địa bàn. Các tiểu thương, thương nhân phải báo cáo định kỳ (theo tuần, theo tháng) các nội dung nhập nông sản ở đâu, của ai, loại nông sản gì để bán cho ai, ở đâu, giá mua, giá bán, tồn kho trong kỳ báo cáo. Đồng thời, phân công công chức, viên chức theo dõi quản lý địa bàn, thương nhân/tiểu thương. Nếu để xảy ra vi phạm, công chức, viên chức đó không kịp thời báo cáo, xử lý sẽ liên đới chịu trách nhiệm.

Thực hiện các giải pháp để hạ giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nông sản Đà Lạt với nông sản nhập khẩu. Để hạ giá thành cần tăng quy mô sản xuất, phát triển cánh đồng lớn; phát triển mạnh các hợp tác xã cung cấp vật tư đầu vào, bao tiêu đầu ra để tiết giảm chi phí sản xuất, phân phối; áp dụng công nghệ số vào sản xuất, tiêu thụ. Tăng cường thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản, ứng dụng QR CODE đối với nông sản. Quản lý, cấp phát giấy xác nhận thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành" theo hướng chặt chẽ hơn. 

Tăng cường liên kết tiêu thụ nông sản có thương hiệu nói chung, khoai tây Đà Lạt nói riêng thông qua hợp đồng giữa các bên (nhà nông, hợp tác xã, ngân hàng, doanh nghiệp phân phối …). Cơ quan liên quan cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn pháp luật về thương hiệu, sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc đảm bảo đủ mạnh, đủ rộng để có thể phổ biến đến người kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn cả nước. Đặc biệt là thông tin về về sản lượng, thời vụ thu hoạch, chất lượng và kinh nghiệm phân biệt khoai tây Đà Lạt với khoai tây nhập khẩu từ nước ngoài; các chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản Đà Lạt và các địa điểm phân phối các sản phẩm này... 

Còn theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN&PTNT cho biết, Đà Lạt cần gắn phát triển xây dựng nhãn hiệu chung sản phẩm nông sản với quản lý xây dựng mã số vùng trồng, mã số doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản. Liên kết giữa người nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản.

Các Sở NN&PTNT, Công Thương cần hướng dẫn đồng bộ quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, đóng gói, vận chuyển... nhằm nâng cao, ổn định chất lượng, duy trì phẩm cấp cho các sản phẩm nông sản đã được đăng ký bảo hộ. Đồng thời, các tỉnh thành cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái... trên địa bàn các tỉnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm nông sản.

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh nhãn hiệu nông sản Đà Lạt thông qua các trang thương mại điện tử để người tiêu dùng có thể nhận diện hàng đúng chất lượng, tránh giả mạo. Nghiên cứu kết hợp phát triển sản phẩm nông sản mang nhãn hiệu với việc phát triển du lịch, văn hóa. Phối hợp, tham gia với địa phương xây dựng câu chuyện về hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, những câu chuyện mang tính văn hóa, lịch sử hình thành phát triển sản phẩm”.

Thời gian tới, TP.Đà Lạt nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản trên địa bàn. 

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết: Hiện nay, Bộ NN&PTNT cũng đang tập trung cho các giải pháp hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp trong phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm nông sản nói chung. Trong đó có thể kể đến chương trình phối hợp 3 bộ NN&PTNT, Công Thương, Khoa học và Công nghệ triển khai về hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại thị trường nước ngoài.

Bộ NN&PTNT cũng đang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ để tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm nông sản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi về bảo hộ nhãn hiệu. Dự kiến, Bộ NN&PTNT sẽ đề xuất trình Chính phủ lập đề nghị soạn thảo nghị định về xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản.

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Lâm Đồng có điều kiện sinh thái, khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng với sự phân hóa địa hình tạo nên các tiểu vùng sinh thái có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó có nhiều loại cây mẫu mã, chất lượng cao, từ lâu đã xây dựng được uy tín, được người tiêu dùng ưa chuộng. hiện nay toàn tỉnh có khoảng hơn 30.000 ha cây trồng nông nghiệp.

Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ thông minh có bước phát triển mạnh. Năm 2024, toàn tỉnh có 69.000 ha nông nghiệp CNC chiếm 21% diện tích canh tác (gồm 670 ha ứng dụng công nghệ thông minh, công nghệ số). Đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 100.000 ha áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, tăng 21% so với năm 2020. Trong đó, nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận đạt 2.400 ha tăng 2.295 ha; VietGAP 8.500ha, tăng 5.234 và 89.100 tiêu chuẩn an toàn, bền vững trong nước và quốc tế khác, tăng 9.096 ha.

Hiện nay toàn tỉnh có 37 nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận độc quyền (gồm 25 nhãn hiệu chứng nhận, 9 nhãn hiệu tập thể); 2 nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ ở nước ngoài. Toàn tỉnh có 407 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận với 221 chủ thể tham gia chương trình. Trong đó 02 sản phẩm 5 sao, 07 sản phẩm đã trình Bộ NN&PTNT xem xét đánh giá phân hạng 5 sao; 87 sản phẩm 4 sao, 311 sản phẩm 3 sao. Đối với thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đến nay đã có 768 nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng: Đà Lạt là một trong những địa phương được quan tâm xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản trong nhiều năm qua. Các sản phẩm được đặc biệt quan tâm như rau Đà Lạt, cà phê Đà Lạt, chè Đà Lạt. Dù vậy, gian lận thương mại đối với nông sản Đà Lạt vẫn diễn ra. 

Trước thực trạng này, cần quản lý chặt chẽ hơn về thương hiệu và chất lượng sản phẩm, bao gồm việc xác định rõ nguồn gốc, sử dụng công nghệ để phân biệt sản phẩm thật và sản phẩm giả mạo xuất xứ. Đồng thời, tăng cường truyền thông, quảng bá thương hiệu nông sản Đà Lạt cả trong và ngoài nước. Đặc biệt cần xây dựng mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh giữa doanh nghiệp và nông dân để nâng cao hiệu quả và giảm rủi ro.../. 

 

 

Lê Tuấn

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline