Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Vườn quốc gia Vũ Quang tái thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên

Thứ bảy, 02/07/2022 10:07

TMO - Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiến hành tái thả 50 cá thể động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm về môi trường tự nhiên nhằm thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Các loài động vật hoang dã được tái thả về tự nhiên gồm: 41 cá thể rùa sa nhân, 3 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc, 3 cá thể khỉ vàng, 2 cá thể khỉ mốc và 1 cá thể kỳ đà vân.

Các cá thể động vật này đều thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm có cấp độ bảo tồn từ mức VU (nguy cấp) đến mức CR (cực kỳ nguy cấp) theo phân hạng của Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Nghị định 84/2021 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

Các cá thể được tiếp nhận và chăm sóc đảm bảo sức khỏe trước khi thả về môi trường tự nhiên 

Các cá thể động vật này được các cơ quan chức năng và người dân bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang, sau đó được chăm sóc đảm bảo sức khỏe trước khi thả về môi trường tự nhiên phù hợp với vùng phân bố, sinh cảnh của từng loài.

Được biết, từ đầu năm đến nay Vườn Quốc gia Vũ Quang đã tiến hành tái thả hơn 160 cá thể động vật nguy cấp quý hiếm. Việc tái thả động vật hoang góp phần rất lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao giá trị của hệ sinh thái rừng nơi được công nhận là Vườn di sản ASEAN.

Vườn quốc gia Vũ Quang không chỉ là không gian sinh tồn của nhiều loài sinh vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, mà trong những năm qua nơi đây trở thành nơi tiếp nhận, cứu hộ các loại động vật hoang dã trước khi trở về với tự nhiên.

Trước đó, VQG Vũ Quang đã phối hợp với các đơn vị tái thả nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm  

Trong vòng 3 năm lại đây, Vườn quốc gia Vũ Quang đã cứu hộ và thả vào rừng hơn 700 cá thể động vật hoang dã các loại, trong đó phần lớn là các loài thuộc nhóm nguy cấp quý hiếm, được xếp vào nhóm 1 B, 2B như: Khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, vượn đen má trắng, cu li nhỏ, cầy vòi mốc, cầy vòi hương, rùa hộp trán vàng, rùa núi viền….

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ, tiếp nhận, chăm sóc động vật hoang dã, thời gian qua đơn vị đã tích cực phối hợp với các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước tiến hành điều tra, nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn tại khu vực, từ đó chủ động xây dựng các phương án bảo tồn tính đa dạng sinh học.

 

 

Nguyễn Nam 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline