Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 18:01
Chủ nhật, 06/03/2022 17:03
TMO - Giữa miền quê xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định có hàng chục cây kơnia cổ thụ sừng sững rợp bóng mát.
Vườn cây kơnia ở xã Nhơn Phúc tập trung gần khu vực thôn Hoà Mỹ, được người dân xem như báu vật của làng, nhiều đời gìn giữ, bảo vệ. Ngoài những cây ở khu vực nhà văn hóa thôn, một số cây kơnia rải rác trong đất rừng sản xuất do địa phương quản lý. Một số cây cao hàng chục mét, thân to hai ba người ôm không xuể. Mùa kơnia sai quả, trẻ con nhặt trái rụng ăn, hạt rất ngon.
Vườn kơnia được chọn để xây dựng nhà văn hóa thôn Hòa Mỹ
Nhiều năm trước, xã làm nhà văn hóa thôn, bị vướng một cây kơnia cổ thụ, buộc phải cưa hạ một số cành. Chính quyền đã tính toán, dời vị trí nhà văn hoá để không đụng thân cây. Các cụ cao niên trong làng thường xuyên nhắc nhở con cháu không được đốn hạ kơnia lấy gỗ hoặc đốt phá làm chết cây.
Vườn kơnia hàng trăm năm tuổi này là nét đặc trưng của địa phương này. Bởi trong suy nghĩ của nhiều người, cây kơnia chỉ mọc ở Tây Nguyên chứ không có tại vùng đồng bằng. Điều này khiến người dân trong làng rất tự hào vì có rừng cây cổ thụ, độc đáo.
Gốc cây kơnia hai người ôm không xuể
Kơnia là tên địa phương của loài thực vật có tên khoa học là Irvingia malayana thuộc chi Irvingia, nguồn gốc ở châu Phi và Đông Nam Á. Ở châu Á, kơnia có ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Cây kơnia cao sừng sững mang nhiều ý nghĩa đối với đồng bào nơi đây
Tại Việt Nam, kơnia tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Tây Nguyên. Cây có sức sống dẻo dai nhờ thân to thẳng, rễ cọc ăn sâu, vững chãi lại chịu hạn tốt. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Yến Linh
Bình luận