Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 07/07/2024 22:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Chủ nhật, 07/07/2024

Việt Nam sẽ xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo trong năm 2024

Thứ năm, 04/07/2024 07:07

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự kiến sản xuất lúa cả nước năm 2024 sẽ đạt 43 triệu tấn, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn. 

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2024, cả nước thu hoạch 3,48 triệu hecta lúa, tăng 0,5% so cùng kỳ năm 2023; năng suất bình quân 67,1 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; sản lượng trên diện tích đã thu hoạch đạt 23,3 triệu tấn, tăng 1,6%. Sản lượng lúa gạo tăng là tiền đề cho gạo đạt lượng lớn xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu gạo thế giới đang tăng cao. Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu gạo cả nước đạt 2,98 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng nhưng tăng tới 32% về giá trị.

Theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 sẽ đạt gần 518 triệu tấn, trong khi tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn. Như vậy, dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo ra cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, các thị trường lớn như: Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia… cũng được dự báo giảm sản lượng do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu. 

Dự kiến sản xuất lúa cả nước năm 2024 sẽ đạt 43 triệu tấn, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, yếu tố thời tiết không thuận lợi, nguồn cung chưa dồi dào trong khi nhiều nước có xu hướng gia tăng nhập khẩu để dự trữ. Bên cạnh đó, một số quốc gia tiếp tục chính sách cấm, hạn chế xuất khẩu cùng với nhiều điểm nóng xung đột trên thế giới vẫn tiếp diễn, khiến thị trường gạo trên thế giới sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới.

Theo Bộ NN&PTNT, nửa đầu năm nay, gạo là mặt hàng đứng thứ năm về kim ngạch xuất khẩu trong ngành Nông nghiệp (sau gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, rau quả, cà phê), đồng thời cũng là một trong những mặt hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao. Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam hiện nay là Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Singapore… Trong đó, thị trường Philippines chiếm hơn 38% tổng lượng gạo xuất khẩu.

Mặc dù nhiều thuận lợi, song các chuyên gia dự báo, nửa cuối năm, mặt hàng lúa gạo sẽ đối diện với thách thức khi Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo. Ấn Độ chiếm khoảng 40% gạo xuất khẩu thế giới, việc Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ tác động ngay và mạnh mẽ đến các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Với Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến 2 vấn đề gồm nhu cầu nhập khẩu về lượng của các đối tác và giá gạo xuất khẩu, trong đó, nếu có xảy ra việc gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo thì việc tác động rõ rệt nhất là giá, còn về lượng, với nhu cầu hiện nay và sản lượng gạo trên thế giới thì mức độ tác động sẽ ít hơn, do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động giải pháp khi thị trường Ấn Độ xuất khẩu trở lại.

Ngoài ra, sản xuất lúa gạo trong nước cũng đối diện hạn mặn xâm nhập... Ngoài ra, sản xuất lúa gạo trong nước cũng đối diện hạn mặn xâm nhập. Về vấn đề này, Bộ NN&PTNT đang yêu cầu các tỉnh có diện tích xâm nhập mặn thống kê để có phương án sản xuất; chỉ đạo Cục Trồng trọt ban hành tiêu chuẩn về nguồn đất và nguồn nước, tránh xảy ra tình trạng nhiễm mặn.

Kho gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Philippines của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: HĐ. 

Đề cập về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương cho biết, từ nay đến cuối năm, Bộ phối hợp các bộ, ngành, địa phương rà soát kế hoạch để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả; thực hiện Chỉ thị số 03/CT-BCT của Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ mặt hàng gạo trong tình hình mới.

Trong khi đó, Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp Bộ Công Thương, các tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị đánh giá về tình hình sản xuất lúa gạo trong nước và xuất khẩu gạo những tháng cuối năm; cùng các bộ, ngành lắng nghe khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu để có những đề xuất, giải pháp kịp thời.  

Thời gian tới, để điều hành xuất khẩu gạo đáp ứng mục tiêu tiêu thụ lúa, gạo hàng hóa, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, Cục Xuất nhập khẩu  cho biết, Bộ Công Thương sẽ chủ động phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi sát tình hình thị trường, nhằm kịp thời đưa ra những khuyến nghị, động thái cần thiết. Cùng đó, phối hợp các bộ, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xuất khẩu gạo sang các thị trường, nhất là trong bối cảnh xu hướng gia tăng rào cản kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát tình hình sản xuất, đánh giá số liệu thông tin sản xuất về cơ cấu, chủng loại gạo, diện tích sản xuất để phục vụ cân đối cung cầu. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan theo dõi sát tình hình xuất, nhập khẩu gạo và kịp thời thông tin đến các bộ, ngành khi có sự biến động bất thường. Các địa phương vùng sản xuất lúa, gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu theo dõi sát tình hình sản xuất, giá lúa, gạo biến động tại địa phương chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai giải pháp cân đối, bình ổn kịp thời và phù hợp.

Theo dự báo, sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu năm 2024 của Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng khối lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 ước đạt khoảng 7,6 triệu tấn, trong đó: nhóm gạo chất lượng cao khoảng 3,2 triệu tấn, nhóm gạo thơm, đặc sản đạt 2,5 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình đạt 1,15 triệu tấn; nhóm nếp đạt 0,75 triệu tấn.../.

 

 

Hồng Hạnh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline