Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 20:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Về vùng chè Shan tuyết Suối Giàng

Chủ nhật, 20/08/2023 08:08

TMO - Ở độ cao gần 1.400m so với mực nước biển, khí hậu Suối Giàng (huyện Văn Chấn, Yên Bái) quanh năm mát mẻ, nhiều ngày có mây mù nên cây chè ở đây búp rất to, phủ một lớp lông tơ mịn như nhung, trắng như tuyết, nên có tên là Shan tuyết.

Suối Giàng là xã vùng cao quanh năm được bao phủ bởi tầng tầng lớp lớp mây trời; cộng thêm không khí luôn trong lành và mát mẻ, khiến nơi đây trở thành địa điểm rất được du khách yêu thích. Vùng chè Shan Tuyết của xã trải rộng trên diện tích khoảng gần 400 ha, trong đó diện tích cây mọc tự nhiên là gần 300 ha, chủ yếu ở các thôn Giàng Cao, Giàng B, Pang Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II và Suối Lóp…

Hơn 4 vạn cây trong số đó có tuổi đời từ trên 100 đến trên 300 năm. Có cây thân to hai, ba người ôm mới xuể, màu trắng mốc, tán cây rộng như gian nhà của đồng bào Mông, lá màu xanh đậm. Thừa hưởng khí hậu núi cao quanh năm mát mẻ, nhiều ngày có mây mù nên cây chè ở đây búp rất to, phủ một lớp lông tơ mịn như nhung, trắng như tuyết, nên có tên là Shan tuyết. Năm 2016, quần thể 400 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại đây đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cộng nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Cây chè Suối Giàng có lá to, dày và có màu xanh đậm, sẫm, búp chè to mập mạp, trên mặt lá có phủ một lớp lông tơ mỏng.

Chè Shan tuyết Suối Giàng xưa nay được xếp vào hàng các loại chè ở Việt Nam. Được bà con nơi đây gọi là chè “ngũ cực”. Đó là “cực khổ” - khi trồng và thu hái; “cực sạch” - vì những điều kiện khí hậu, môi trường và cả công chăm sóc; “cực hiếm” - vì sản lượng ít; “cực ngon” - với đủ các phẩm chất đỉnh cao mà mỗi chén trà phải có như hương thơm, vị đậm, nước xanh và cuối cùng là "cực đắt”. Trong mây núi Suối Giàng, nhấp chén trà sóng sánh như mật ong, dư vị ngọt đượm tan lâu, cảm giác lâng lâng khó tả làm cho con người như tan chảy trong cảnh sắc núi rừng thiên nhiên.

Một năm, chè Shan Tuyết được thu hoạch thành 3 vụ. Khi đến mùa thu hái, những phụ nữ người Mông thường trèo hẳn lên những cây chè cổ thụ để hái búp, thay vì đứng dưới đất thu hái như những vùng chè khác. Chè Shan Tuyết càng già càng quý, càng nhiều tuyết trắng thì tính dược liệu càng mạnh. Bởi vậy mà người dân nơi đây luôn nhẹ nhàng tay hái để không làm mất lớp tuyết trắng phủ bên trên búp. 

Một năm, chè Shan Tuyết được thu hoạch thành 3 vụ. 

Thời gian, thời điểm và phương thức hái có ảnh hưởng đến chất lượng chè nguyên liệu. Tập quán canh tác của người dân trong khu vực địa lý là hái chè gồm 1 tôm 2 - 3 lá, đây là nguyên liệu tốt cho chế biến chè, vì chứa hàm lượng Polyphenol và cafein cao, nếu hái quá già thì chất lượng chè giảm và làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây chè.

Khi búp chè đã hái ra khỏi cây thì dù muốn dù không công đoạn chế biến cũng đã đ­ược bắt đầu, đó là quá trình héo. Từ đây, búp chè đã phải tham gia vào quá trình với những đòi hỏi khắt khe về thời gian và điều kiện bảo quản. Chính vì vậy, vận chuyển chè búp t­ươi có ảnh h­ưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Nếu lèn chặt chè ở sọt hái trong thời gian dài, sẽ dẫn đến bị ngốt, nhất là vào mùa hè, làm giảm chất lượng chè. 

Hiểu được điều đó, khi thu hái chè, người dân tại đây tuân thủ tuyệt đối kỹ thuật thu hái chè bao gồm chỉ thu hái chè 1 tôm 2 - 3 lá (chỉ hái lá thứ 3 trường hợp lá non), không thu hái chè khi trời mưa, có sương đọng ướt chè, không ép chặt chè trong bao, không làm giập nát búp chè, không để chè sau khi hái ngoài trời nắng, chè thu hái xong mang về ngay nơi chế biến được trải đều ra trên bạt, nong, nia..., chiều dày lớp chè không quá 20 cm ở nơi thoáng mát, thời gian bảo quản không quá 4 tiếng nhằm đảm bảo búp chè còn tươi. Chính những điều này đã giúp cho búp chè luôn trong trạng thái tốt nhất khi đưa vào chế biến.

Phát triển dịch vụ du lịch tại vùng chè Suối Giàng. 

Thời gian qua, huyện Văn Chấn đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch xanh, bản sắc, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện”. Suối Giàng nằm trong danh sách các địa điểm phát triển dịch vụ du lịch xanh, bản sắc của địa phương. Theo hướng này, mục tiêu của huyện là tập trung bảo vệ và phát triển cây chè Shan tuyết an toàn, bền vững, canh tác hữu cơ; nâng cao giá trị hàng hóa của sản phẩm và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu chè Suối Giàng nhằm giúp các hộ trồng, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh chè làm giàu từ cây chè; gắn việc bảo vệ và phát triển vùng chè với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

Bây giờ, lên Suối Giàng tại Không gian văn hóa Suối Giàng, du khách được phóng tầm mắt ngắm nhìn những mái nhà trình tường của người Mông ẩn hiện giữa mây núi; được tận hưởng không gian nghỉ ngơi yên tĩnh giữa nương chè cổ thụ xanh bát ngát; được thưởng thức những món ăn đặc sản dân tộc, trong đó có những món mới như thịt cuốn lá chè nướng, lá chè non ăn sống kèm các loại rau thơm; được thưởng trà qua một quy trình pha rất cầu kỳ do chính những nghệ nhân đã kinh qua các lớp đào tạo về nghệ thuật pha trà thực hiện. 

 

 

Thu Uyên 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline