Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 16:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Về nơi đầu nguồn Pác Bó

Chủ nhật, 30/07/2023 08:07

TMO - Hang Pác Bó, suối Lê Nin, núi Các Mác, lán Khuổi Nặm (thuộc Khu di tích lịch sử Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) là những địa danh đã đi vào lịch sử, gắn liền với quãng thời gian Bác Hồ hoạt động bí mật ở Cao Bằng thời kỳ tiền khởi nghĩa. 

Về Pác Bó, dường như ai cũng cảm nhận được hình bóng Bác, dấu chân của Bác gắn liền với những địa danh như: Hang Cốc Bó (còn gọi là hang Pác Bó), nơi Bác ở từ ngày 08/02/1941 đến trung tuần tháng 3/1941; Hang Lũng Lạn, nơi Bác ở và làm việc trong khoảng cuối tháng 3/1941; Lán Khuổi Nặm, địa điểm Bác Hồ ở lâu nhất, được dựng theo kiểu nhà sàn, là nơi có địa thế thuận lợi, an toàn và bí mật; Dòng suối Lê Nin trong vắt như dải lụa, nơi Bác nghỉ ngơi câu cá; Núi Các Mác xanh cao vời vợi, tạo cảm giác thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ...

Nơi Bác Hồ làm việc trong hang Pác Bó. 

Pác Bó, tiếng Tày-Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bước chân đầu tiên trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Trong những ngày sống và làm việc tại đây, dấu chân Bác đã in khắp chốn. Du khách ấn tượng với hang Pác Bó, nơi tấm phản gỗ Bác nằm nghỉ còn đó với bếp lửa sưởi ấm hang lạnh hay bàn đá nơi Bác ngồi làm việc, tảng đá Bác ngồi câu cá... Hang có diện tích 80m2, cửa hang chỉ vừa cho một người đi vào. Ngay cửa hang có dòng chữ 8/2/1941 do chính tay Bác khắc lên để đánh dấu mốc thời gian Bác đến đây sinh sống. 

Lán Khuổi Nặm trong Khu di tích lịch sử Pác Bó. 

Nằm cách hang Pác Bó khoảng 1km là lán Khuổi Nặm, căn lán nhỏ làm theo kiểu nhà sàn của người Tày, rộng khoảng 12m2, mái lợp tranh, vách được ken bằng lá cáp tao (một loại cây rừng, lá gần giống lá dừa). Sàn được lát bằng những khúc cây rừng. Trên sàn có kê một tấm ván để làm bàn làm việc của Bác.

Lịch sử còn ghi, ngày 28-1-1941, sau 30 năm bôn ba hải ngoại, Bác Hồ về nước để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Bác đã chọn Pác Bó làm nơi ở và làm việc. Thời gian đầu, từ cuối tháng 1 đến tháng 3-1941, Bác ở tại hang Pác Bó. Đến cuối tháng 3-1941, Bác chuyển sang ở lán Khuổi Nặm. Nơi này kín đáo, nếu có động thì rút ngược theo suối Khuổi Nặm lên đến mốc 108 là sang đất Trung Quốc an toàn. 

Không những thế, chính tại nơi có căn lán nhỏ bé đơn sơ này đã diễn ra Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng. Hội nghị do Bác Hồ, lúc này còn mang tên Nguyễn Ái Quốc, với tư cách là đại biểu của Quốc tế Cộng sản, triệu tập và chủ trì. Hội nghị diễn ra từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, đề ra nhiệm vụ hàng đầu của Cách mạng Việt Nam giai đoạn này là giải phóng dân tộc. Hội nghị đã thành lập tổ chức “Việt Nam độc lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh) để đoàn kết, tập hợp các lực lượng yêu nước cùng nhau chống đế quốc, giành độc lập tự do cho dân tộc. Cũng tại lán Khuổi Nặm, Bác Hồ đã sáng lập ra tờ báo Việt Nam độc lập, xuất bản số đầu tiên vào ngày 1-8-1941. Tính từ đó cho đến số cuối cùng ra ngày 20-8-1945, báo ra được tất cả 126 số, hoàn thành một cách vẻ vang vai trò tuyên truyền cách mạng của mình. 

Bên dòng suối Lê Nin, những tảng đá bằng phẳng được Người chọn làm thành chiếc bàn đá để ghi chép tài liệu. 

Nằm trong Khu di tích lịch sử Pác Bó còn có suối Lê Nin nằm ẩn mình ở một vùng quê yên bình, cách trung tâm thành phố Cao Bằng hơn 50 km về phía Bắc. Suối Lênin được người dân địa phương gọi là Khuổi Giàng. Cái tên này theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là suối trời (khuổi là suối, giàng là trời). Bên dòng suối ấy, những tảng đá bằng phẳng được Người chọn làm thành chiếc bàn đá để ghi chép tài liệu. Tiếng suối chảy từ nơi đại ngàn như cất lên âm vang của cách mạng những ngày tiền khởi nghĩa. Dòng Khuổi Nặm rì rào quanh những bản làng bình yên.

 

 

Thu Uyên

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline