Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 11:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Về chùa Mèo xứ Thanh

Thứ tư, 01/02/2023 08:02

TMO - Chùa Mèo nằm trên một quả đồi thuộc làng Chiềng Ban, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa. Chùa Mèo gắn liền với những sự kiện của thời nhà Lê, là nơi linh thiêng và có nhiều câu chuyện huyền bí về nghĩa quân Lam Sơn. Nên cứ vào dịp mùa xuân, nhân dân trong vùng lại nô nức đổ về chùa Mèo dự lễ.

Chùa Mèo hay còn gọi là Đỉnh Miêu, bên tả có dãy núi Pù Bằng, bên hữu có dãy núi Pù Rinh. Trước mặt lại có dòng sông Âm chảy ngang qua. Tương truyền, công chúa nhà Trần là Chu Huyền đi lánh nạn lên Mường Chếnh có mang theo hai quả chuông và một số người theo hầu. Về Mường Chếnh, công chúa cùng với nhà Lang dựng một ngôi chùa. Khi chùa dựng xong, công chúa Chu Huyền cùng nhà Lang cho rước tượng đá Quan Âm ở miếu làng lên chùa thờ phụng. Để ghi nhớ công ơn của công chúa, nhà Lang báo cho dân biết tên gọi ngôi chùa là chùa Chu. Tiếng tăm chùa Chu ngày càng lan rộng nên dân gian trong vùng có câu ví: “Nhất Hương, nhì Hà, ba Chu”.

Chùa Mèo ở làng Chiềng Ban, huyện Quang Hiến khi xưa rất đẹp, trên quả núi Mèo ở Châu Lang Chánh, có những hoa tươi, quả đẹp, một phong cảnh xanh tươi quanh năm, nó hợp với màu xanh của nước và màu lục của núi, một cảnh tượng tuyệt mỹ.

Khi anh hùng dân tộc Lê Lợi phát động khởi nghĩa Lam Sơn (1418), tương truyền có lần Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đi qua vùng chùa Chu, ông đã vào chùa lễ Phật, cầu nguyện cho sự nghiệp kháng chiến chống Minh thắng lợi. Tại chùa, Lê Lợi thấy chỉ còn lại một con mèo, còn sư sãi chẳng biết đi lánh nạn về đâu, ông cho lính bắt con mèo mang theo trên đường rút quân vào Hòn Oi. Khi có tin cấp báo, phía sau giặc Minh đang đuổi theo ráo riết nghĩa quân, Lê Lợi thả con mèo ở một rãnh đồi, cách chùa Chu chừng 700m. Ngày nay, nơi này nhân dân vẫn gọi là Hón Bỏ Mèo.

Sau đánh đuổi giặc Minh xâm lược, cuộc kháng chiến thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, sắc chỉ cho quan Lê Khả vào Mường Chếnh đốc thúc thổ lang Mường tu sửa lại chùa Chu để thờ phụng Phật. Lê Lợi cho đổi tên chùa Chu thành chùa Mèo. Khi vua Quang Trung tiến quân ra Bắc, đại phá quân Thanh thắng lợi, ông đã chiếu chỉ cho thổ ty lang Mường sửa lại chùa Mèo. Vì thế, chùa Mèo ngoài thờ Phật còn thờ Đức Vua Lê và thờ Vua Quang Trung. 

Cứ vào dịp mùa xuân, nhân dân trong vùng lại nô nức đổ về chùa Mèo dự lễ.

Các cụ cao niên trong vùng cho biết: Chùa Mèo xưa có Tam quan, lợp ngói mũi, có gác chuông chùa, xung quanh có thưng bằng ván. Trong chùa ngoài thờ các Phật Quan Âm, Phật Thích Ca Mâu Ni v.v…còn thờ các vị anh hùng như Trần Hưng Đạo, vua Lê Thái Tổ, vua Quang Trung, Nguyễn Trãi, Lê Thạch v.v…

Vào dịp mùa xuân, nhân dân trong vùng Mường Chếch, Mường Khạt, Mường Bo, Mường Nang…nô nức kéo về dự lễ hội ở chùa Mèo. Trước đây, lễ hội chính hàng năm ở chùa Mèo tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng. Không chỉ người ở châu Lang Chánh mà còn có người của các Mường, các châu khác về dự lễ hội chùa Mèo.

Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, một thời gian thiếu sự quan tâm, chăm sóc nên chùa Mèo trở nên hoang phế. Dấu tích để lại khá rõ nét là móng ngôi chính điện và một số bậc thềm, rất nhiều gạch, ngói vỡ. Các tượng thờ mất mát, thất lạc. Duy chỉ chiếc chuông chùa Mèo là còn lại. Chiếc chuông được chuyển về lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh từ năm 1992.

Chuông chùa Mèo, miệng loa, uốn cong, giật 2 cấp, mép miệng bằng. Chuông có chiều cao 1,09m, quai chuông cáp 0,3m, đường kính miệng 50m, với chu vi đo được là 1,49m. Quai chuông chùa Mèo là đôi rồng đấu đuôi vào nhau tạo nên dáng cong tròn. Đỉnh quai chuông có hình nậm rượu chia thành nhiều múi nổi dọc xuống thân. Thân Rồng mập, đầu ngẩng cao, mắt tròn dẹp, mũi to, miệng há rộng và ngậm viên ngọc. Bờm tóc rồng bay tua tủa hình lưỡi mác, hình dấu hỏi. Đặc biệt hai râu trước cuộn xoắn ốc ở hai khửu chân trước. Toàn thân rồng là lớp vẩy kép. Vây lưng hình ngọn lửa cuộn theo hình quai chuông. Phần ức và gần được rồng kéo dài kết hợp bốn chân chống vuông góc gắn chặt với đỉnh chuông bởi ba móng dài sắc nhọn cong quặp chắc chắn. 

 

Chuông chùa Mèo là di vật văn hóa gắn với di tích chùa Phật

Chuông chùa Mèo được chia làm hai phần. Hai phần ba (2/3) thân trên của chuông được chia làm 4 ô dọc bằng nhau, ngăn cách bởi 5 đường chỉ đúc nổi. Bốn góc của 4 ô thân trên tay trang trí góc thước thợ với hình hoa văn mặt trời, vân mây, nét đao mác. Chuông có 8 chữ Hán đúc nổi là: “Chú tạo Miêu Đỉnh thiền tự hồng chung” (chùa Đỉnh Miêu đúc quả chuông lớn). Bài minh văn khắc chìm bằng chữ Hán. Bài minh chuông khá dài, chữ khắc gọn và chắc, phần đầu nói về ý nghĩa của tiếng chuông ngân, tiếp theo là tên địa phương nơi có chùa và giới thiệu miền đất này từ xưa là miền đất thiêng nổi danh thắng địa.

Phần lớn bài minh dành sự ghi chép sự hưng công của những người trong vùng và nhiều nơi khác cúng tiến để đúc chuông. Bài minh văn chuông cho biết niên đại đúc chuông “Ngày tốt, cuối xuân năm Vĩnh Thịnh thứ 14, triều Lê (1718)”. Đặc biệt, bài minh văn trên chuông đồng ở chùa Mèo ghi lại khá rõ quá trình xây dựng chùa Mèo của nhân dân các dân tộc nơi đây “Nay ở châu Lang Chánh có chùa Đỉnh Miêu được xây dựng ở nơi có phong cảnh kỳ tú, xứng danh là một thắng cảnh quê hương. Để cảnh chùa thêm linh thiêng trong việc thờ phụng Phật, Thánh đông đảo bà con ở nhiều bản hội trong xứ Thanh Hoa cùng nhau tổ chức hưng công đức quả chuông đồng lớn ở chùa Đỉnh Miêu.

Chuông đồng chùa Mèo là di vật văn hóa gắn với di tích chùa Phật. Qua bài minh văn trên thân chuông đã phản ánh tính hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và sự kiện lịch sử ngôi chùa ở vùng đất Lang Chánh. Chùa Mèo (Đỉnh Miêu thiền tự) được xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh năm 2006.

Ngày nay chùa Mèo đã được xây dựng khang trang, đẹp đẽ, khuôn viên được chỉnh trang thu hút được đông đảo nhân dân các dân tộc quanh vùng tới dâng hương cầu Phật vào mỗi dịp năm mới xuân về. Vào ngày 6,7 tháng giêng đầu xuân hàng năm được chọn làm ngày Lễ hội truyền thống chùa Mèo. 

 

Sông Lô

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline