Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 07:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Về Bình Định khám phá làng nghề nón ngựa truyền thống

Thứ năm, 20/06/2024 08:06

TMO - Bình Định không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp và văn hóa Chămpa. Nơi đây còn có nhiều làng nghề truyền thống với bề dày hàng trăm năm. Trong đó, làng nghề Phú Gia (huyện Phù Cát) như một điểm nhấn yên bình lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống từ xa xưa của đất và người tỉnh Bình Định.  

Nón ngựa là một trong những đặc sản của quê hương Bình Định. Hiện nay, ở Thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát có khoảng 120 hộ có nghề làm nón ngựa. Ngoài Phú Gia, những thôn lân cận như Kiều Đông, Xuân Quang cũng làm, tuy nhiên chủ yếu vẫn là ở Phú Gia. Theo những người cao niên ở làng, mặc dù nghề làm nón khá khó nhưng vẫn được duy trì đến tận ngày nay

Nón ngựa Phú Gia là sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, đậm bản sắc văn hóa Bình Định. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, những chiếc nón nơi đây vẫn mang đậm bản sắc văn hóa của miền đất võ, trời văn. Sản phẩm được gọi là nón ngựa đơn giản chỉ vì trước đây nón được dùng để đội khi cưỡi ngựa. Ngày xưa, nón ngựa được làm ra chủ yếu để phục vụ cho vua, quan. Các họa tiết thêu trên mỗi chiếc nón cũng khác nhau, tương ứng với chức vụ, phẩm hàm của người đội nón.

Nón ngựa Phú Gia rất bền chắc bởi được kết từ 10 lớp lá. Loại lá dùng làm nón ngựa là lá kè (lá cọ) mọc ngoài tự nhiên, ống giang và rễ dứa. Theo những người làm nón lâu năm, lá kè sử dụng làm nón không được quá già hoặc quá non, phải đem phơi nắng, phơi sương để lá vừa khô vừa có được độ mềm dẻo cần thiết. Trong khi đó, rễ dứa phải là loại rễ đã nằm trong lòng đất 2-3 năm, có độ bền chắc, đàn hồi tốt.

Nón ngựa hoàn thành với nhiều chi tiết đặc sắc, rực rỡ.

Để hoàn thành được một chiếc nón ngựa thường phải qua bốn công đoạn như, tạo sườn mê, thắt năng sườn, thêu hoa văn trên sườn, và cuối cùng là lợp lá chằm chỉ. Theo nhận định của những người thợ lành nghề làm nón ngựa nhận định, nón ngựa rất khó sản xuất. Nghề nón ngựa làm thủ công 100% trong 10 công đoạn. Khó nhất là khâu thêu hoa văn.

Để làm nên một chiếc nón ngựa, các nghệ nhân phải tỉ mỉ thực hiện từng công đoạn một. Các nguyên liệu khác như rễ dứa rừng, cước, chỉ màu, vải the... cũng đều được các nghệ nhân tuyển chọn kỹ lưỡng trước khi bắt tay thực hiện. Ở công đoạn tạo sườn mê, rễ cây giang lấy từ trên núi được đem phơi khô, chẻ thành những sợi nhỏ mỏng như sợi cước. Cách thức đan nang theo kiểu đan giỏ, các lỗ nang có hình lục giác, tạo thành một miếng mê lớn.

Ở công đoạn thắt nang sườn, người thợ đặt miếng mê lên khuôn nón mẫu, khâu vành nang dưới cùng để tạo sườn hình nón. Tiếp đến là khâu sườn đứng và sườn ngang bằng các sợi giang có kích cỡ như sợi tăm. Hai công đoạn làm sườn nón này phải do những người thợ chuyên nghiệp thực hiện.

Nghề chằm nón ngựa truyền thống có lịch sử lâu đời hàng trăm năm. (Ảnh Internet).

Tiếp đến là công đoạn thêu hoa văn trên sườn. Ngày xưa, với những người có chức sắc khác nhau thì các mẫu họa tiết sẽ được thêu khác nhau, trông vào đó, người ta có thể biết được phẩm hàm của từng quan lại trong địa phương. Nón được thêu hoa văn long lân quy phụng, lưỡng long tranh châu, mai, lan, cúc, trúc, bài thơ, câu đối hoặc những cảnh vật, hoa lá… Cũng chính nhờ có những mẫu họa tiết này mà khi đội trên đầu, nón ngựa Phú Gia vừa có nét cao sang quý phái, vừa được sự trang nhã, mềm mại.

Công đoạn cuối cùng là lợp lá chằm chỉ. Lá kè tươi được hái về từ vùng núi Vĩnh Thạnh, Gia Lai sẽ được xử lý công phu, tước bỏ sống lá, phơi khô trong bóng râm, đặt trên chậu lửa và lồng tre để xông lá cho chín, sau đem ra ngoài trời phơi sương, hơ lửa để vuốt cho lá được thẳng, phẳng.

Người thợ dùng kéo chuyên dụng có bản mỏng, lưỡi dài để cắt lá thành từng miếng nhỏ theo chiều cao nón. Người thợ xếp chồng mép lá xòe đều xung quanh sườn nón từ đỉnh xuống. Thợ chằm (khâu) lá vào sườn nón, nhìn bên ngoài không thấy đường chằm. Chằm xong, người thợ cắt bỏ những sợi chỉ thừa dính trên bề mặt nón và không quên trang trí một đùm chỉ ngũ sắc ở đỉnh nón.

Nghề chằm nón ngựa Phú Gia đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. 

Để lưu giữ và bảo tồn được nghề làm nón ngựa truyền thống, ngày 9/4 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa nghề thủ công truyền thống - nghề chằm nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát) vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Nghề chằm nón ngựa Phú Gia là nghề thủ công truyền thống được người dân thôn Phú Gia, xã Cát Tường gìn giữ gần 300 năm nay. Sản phẩm nón ngựa Phú Gia mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của miền đất võ Bình Định. Chiếc nón ngựa Phú Gia là mặt hàng được nhiều du khách trong và ngoài nước chọn mua khi đến du lịch và thăm quan mảnh đất Bình Định yên bình.

 

 

Thanh Mai

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline