Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 18/05/2025 13:05

Tin nóng

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Chủ nhật, 18/05/2025

Vai trò của công nghệ viễn thám trong phát triển nông nghiệp

Thứ bảy, 17/05/2025 06:05

TMO - Công nghệ viễn thám đang mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp hiện đại, giúp theo dõi mùa vụ, quản lý tài nguyên và phòng chống thiên tai hiệu quả. Nhờ khả năng giám sát diện rộng, liên tục, viễn thám góp phần giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Ứng dụng các công nghệ Internet vạn vật (IoT) và công nghệ viễn thám được xem là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt giúp tăng cường khả năng quản lý, giám sát đồng ruộng theo thời gian thực, hỗ trợ nông dân tối ưu hóa quy trình canh tác. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, công nghệ viễn thám nổi lên như một công cụ then chốt trong việc giám sát tài nguyên, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện đại.

Với sự chỉ đạo sát sao từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hiện nay Cục Viễn thám quốc gia đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển bền vững đất nước, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Theo Lãnh đạo Cục Viễn thám Quốc gia, cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia hiện do Cục Viễn thám quốc gia vận hành là một kho dữ liệu không gian đồ sộ. Khối lượng dữ liệu tăng trưởng đều đặn khoảng 20% mỗi năm, đáp ứng nhu cầu giám sát đa lĩnh vực từ nông nghiệp, môi trường đến quốc phòng - an ninh. Đây chính là nền tảng quan trọng để triển khai các chương trình giám sát thông minh, hỗ trợ phân tích, cảnh báo thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Đơn cử, ngay trong trận bão Yagi lịch sử (cơn bão số 3/2024) đổ bộ vào miền Bắc tháng 9/2024, Trung tâm Giám sát tài nguyên và môi trường đã phối hợp vận hành hệ thống Sentinel Asia, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, cứu hộ cứu nạn. Ở vùng biển đảo xa bờ, công nghệ viễn thám được ứng dụng để thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn tại quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, phục vụ phát triển kinh tế biển và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Trong khi đó, tại lưu vực sông Hồng và sông Mê Kông, viễn thám đo cao vệ tinh được sử dụng để giám sát mực nước tại các hồ chứa, hỗ trợ dự báo lũ và điều tiết nguồn nước. Ngoài ra, công nghệ viễn thám đã được triển khai để giám sát quy hoạch sử dụng đất tại 63 tỉnh, thành; theo dõi biến động rừng phục vụ kiểm kê rừng toàn quốc; quan trắc sụt lún đất tại Hà Nội, TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long với độ chính xác tới từng cm.

Đặc biệt, dữ liệu viễn thám còn được tích hợp phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính theo hướng dẫn của IPCC, đây là một bước tiến lớn trong thực hiện cam kết giảm phát thải của Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, ngành viễn thám vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức. Về nguồn nhân lực, vẫn còn thiếu hụt đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu trong các lĩnh vực như phân tích dữ liệu ảnh viễn thám, trí tuệ nhân tạo và hệ thống thông tin địa lý (GIS).

Nhiều chương trình đào tạo đại học hiện nay chưa bắt kịp yêu cầu thực tế. Về hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia chưa được nâng cấp đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3, làm dấy lên mối lo ngại về bảo mật dữ liệu.

Ngoài ra, tình trạng khai thác dữ liệu riêng lẻ giữa các bộ, ngành gây ra lãng phí và thiếu tính đồng bộ trong quản lý. Đặc biệt, chi phí đầu tư cho công nghệ viễn thám, từ sản xuất vệ tinh, thu nhận, lưu trữ đến xử lý dữ liệu vẫn là rào cản lớn, đòi hỏi có chiến lược huy động và phân bổ nguồn vốn hiệu quả hơn.

Ứng dụng công nghệ viễn thám góp phần bảo vệ rừng hiệu quả. (Ảnh: BBG). 

Mặc dù nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên hiện nay nhiều địa phương trên cả nước đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Đơn cử như tại Đồng Tháp, địa phương này đã triển khai lắp đặt 17 trạm giám sát côn trùng thông minh ở 8 huyện, thành phố, 33 trạm quan trắc giám sát chất lượng nước và giám sát mực nước thông minh.

Ngoài ra, khi thí điểm mô hình sản xuất thông minh đối với cây khoai môn ở huyện Lấp Vò đã triển khai 14 hệ thống điều khiển cống tự động, 14 trạm bơm thông minh, 20 cửa đóng mở cửa lấy nước tự động, 30 trạm đo dinh dưỡng đất thông minh, trong đó có 24 trạm giám sát chất lượng nước và giám sát mực nước thông minh…

Sau đó, tất cả dữ liệu được thu thập tự động theo thời gian, đồng bộ dữ liệu về nền tảng dữ liệu số ngành nông nghiệp (VDAPES). Điều này không chỉ giúp ngành nông nghiệp quản lý tập trung, điều phối hiệu quả tình hình sản xuất mà còn hỗ trợ đưa ra quyết định kịp thời trong ứng phó dịch hại và biến đổi khí hậu.

Đồng thời, nông dân được tiếp cận công nghệ hiện đại, chủ động hơn trong quản lý nguồn nước, phòng chống dịch hại, tối ưu hóa quy trình canh tác. Hay tại Bình Thuận, tỉnh đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể, Bình Thuận đã dùng ảnh vệ tinh (của phần mềm FRMS 4.0) để tính toán chính xác diện tích có rừng; dựa vào công nghệ viễn thám, cơ quan quản lý, bảo vệ rừng có thể đưa ra các giải pháp tối ưu trong chỉ đạo, quản lý và giám sát các biến động về tài nguyên rừng, đất rừng và phòng chống cháy rừng một cách hiệu quả.

Theo Nghị quyết 57-NQ/TW, Đảng và Nhà nước xác định rõ, đầu tư cho khoa học và công nghệ chính là đầu tư cho phát triển. Đây là cơ hội vàng để ngành viễn thám bứt phá, tận dụng nguồn lực đầu tư và cơ chế chính sách mới nhằm đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây và công nghệ chuỗi khối vào các bài toán giám sát nhanh, tự động hóa trong nông nghiệp và môi trường.

Nghị quyết cũng khẳng định vai trò của Cục Viễn thám quốc gia trong thực hiện các nhiệm vụ then chốt của ngành như theo dõi vùng trồng, ước lượng sản lượng cây trồng chủ lực, dự báo lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, giám sát dịch bệnh, đánh giá chất lượng tài nguyên đất và nước…

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển bền vững, Cục Viễn thám quốc gia đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng viễn thám và trí tuệ nhân tạo trong xây dựng hệ thống giám sát thông minh một số lĩnh vực nông nghiệp và môi trường phục vụ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”, triển khai từ năm 2026.

Đề án được xây dựng trên tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW, Nghị quyết 193/2025/QH15 và Nghị quyết 71/NQ-CP, với mục tiêu tích hợp các công nghệ số hiện đại vào hệ thống giám sát ngành nông nghiệp và môi trường, góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành, hỗ trợ ra quyết định nhanh, hiệu quả, phù hợp với chiến lược chuyển đổi số quốc gia…/.

 

 

Hồng Thuý

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline